Giá dầu mỏ tăng cao thời gian qua đã trở thành 'liều thuốc trợ lực' cho các nền kinh tế vùng Vịnh vốn phụ thuộc nguồn thu từ dầu mỏ. Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's mới đây công bố báo cáo đánh giá triển vọng vị thế tài khóa của các nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) sẽ ở mức ổn định trong khoảng 12-18 tháng tới nhờ sản lượng và giá dầu mỏ cao hơn.
Căng thẳng ngoại giao giữa Liban với bốn quốc gia Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) gồm Bahrain (Ba-ren), Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Saudi Arabia (A-rập Xê-út) và Kuwait (Cô-oét) bùng phát gây lo ngại làm tổn hại nghiêm trọng tới nền kinh tế đang 'ốm yếu' của Liban. Tổng thống Liban đã lên lộ trình hạ nhiệt căng thẳng với các quốc gia vùng Vịnh nhằm tránh cho tình hình xấu đi.
Theo Kyodo và TTXVN, ngày 24-5, Nhật Bản chính thức triển khai hai trung tâm tiêm vắc-xin phòng Covid-19 quy mô lớn tại thủ đô Tô-ki-ô và thành phố Ô-xa-ca. Bộ Quốc phòng Nhật Bản huy động đội ngũ y sĩ, bác sĩ từ các bệnh viện quân y trên cả nước tham gia hoạt động thăm khám và tiêm chủng. Nhật Bản hy vọng, các trung tâm tiêm chủng mới này có thể tiêm cho 10.000 người/ngày ở Tô-ki-ô và 5.000 người/ngày ở Ô-xa-ca.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến ngày 11-5, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 159,6 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có gần 3,32 triệu người chết.
Theo Tân Hoa xã và TTXVN, ngày 4-4, trong thông cáo, Bộ Ngoại giao Xu-đăng khẳng định sự ủng hộ hoàn toàn của Xu-đăng đối với Quốc vương Áp-đu-la II và người dân Gioóc-đa-ni, cũng như với các biện pháp mà chính phủ Gioóc-đa-ni thực thi nhằm giữ gìn an ninh và ổn định.
Theo TTXVN và tin nước ngoài, giới chức y tế Ba Lan xác nhận số ca mắc theo ngày cao kỷ lục tại nước này, với gần 30.000 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ. Ba Lan đang đối phó làn sóng bùng phát dịch thứ ba, được cho là do biến thể vi-rút phát hiện đầu tiên ở Anh.
Ba Iris Apfel (sinh 1921) theo đuổi ước mơ và đam mê thời trang, bất chấp rào cản về tuổi tác.
Hận thù và những bất đồng đã được khép lại, thế bế tắc trong thương lượng, đàm phán giữa các bên đã được khai thông. Theo đó, một loạt bước tiến mới đã được thiết lập trên nhiều lĩnh vực, mở ra triển vọng hợp tác, phát triển tươi sáng hơn.
Cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh dường như được giải quyết khi ba quốc gia A-rập ở khu vực cùng với Ai Cập đã khôi phục quan hệ ngoại giao và nối lại hợp tác với Ca-ta trên nhiều lĩnh vực. Việc hàn gắn rạn nứt giữa các quốc gia ở vùng Vịnh được kỳ vọng sẽ giúp khu vực này khôi phục được sự thống nhất trong khối để cùng hợp tác và phát triển.
Theo Roi-tơ, Bộ Tài chính Mỹ ngày 26-2 công bố các biện pháp trừng phạt nhằm vào các quan chức A-rập Xê-út, sau khi Chính phủ Mỹ công bố báo cáo giải mật cho thấy những người này liên quan vụ sát hại nhà báo G.Kha-sốc-ghi hồi năm 2018. Lệnh trừng phạt được áp dụng với một Phó Chủ tịch Tổng cục Tình báo và Lực lượng can thiệp nhanh của A-rập Xê-út (RIF), cùng một số thành viên của cơ quan này. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thông báo lệnh cấm nhập cảnh đối với 76 người A-rập Xê-út.
Theo TTXVN và tin nước ngoài, ngày 25-2, tại hội nghị cấp cao bất thường, các nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu (EU) thảo luận về cách tiếp cận chung được áp dụng khi đối mặt các biến thể của Covid-19.
I-xra-en chính thức mở Ðại sứ quán tại Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE). Ðại biện lâm thời I-xra-en tại Ma-rốc cũng đã tới thủ đô Ra-bát thực hiện nhiệm vụ sau 20 năm I-xra-en đóng cửa văn phòng liên lạc tại quốc gia Bắc Phi… Ðó là những tín hiệu lạc quan trong tiến trình cải thiện mối quan hệ vốn 'băng giá' nhiều năm qua, giữa Nhà nước Do thái với các quốc gia A-rập.
Ngày 11-1, các bộ trưởng ngoại giao nhóm 'Bộ tứ', gồm Ai Cập, Ðức, Pháp và Gioóc-đa-ni, họp tại thủ đô Cai-rô của Ai Cập, thảo luận về nỗ lực khôi phục tiến trình hòa bình Trung Ðông.
Việc ba quốc gia A-rập ở vùng Vịnh (A-rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất - UAE, Ba-ren) và Ai Cập nhất trí khôi phục hoàn toàn quan hệ với Ca-ta là bước đột phá làm tan băng quan hệ giữa hai bên, mở ra cơ hội chấm dứt cuộc khủng hoảng vùng Vịnh kéo dài hơn ba năm qua. Tuy nhiên, chặng đường tiến tới nối lại quan hệ ngoại giao giữa các nước đòi hỏi nhiều thời gian hơn để có được lòng tin lẫn nhau. Khối các nước A-rập còn không ít việc phải làm nhằm hàn gắn rạn nứt, tăng cường đoàn kết để ổn định và phát triển.
Thế giới vẫn đang trong tâm dịch COVID-19 với số người mắc và tử vong không ngừng tăng lên từng ngày. Do đó, việc phát minh ra một loại vắc xin an toàn và hiệu quả để chống lại dịch bệnh này là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của mỗi quốc gia.
1 Việt Nam đồng thời đảm nhiệm hai trọng trách, là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và Chủ tịch ASEAN năm 2020. Trong 'vai trò kép', Việt Nam đã ghi đậm dấu ấn về sự chủ động, tích cực tham gia đóng góp vào công việc chung của khu vực và thế giới, qua đó nâng tầm vị thế đất nước trên trường quốc tế. Trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được ký kết sau tám năm đàm phán cam go.
I-xra-en và Ma-rốc vừa chính thức ký thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao. Ðây là thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa I-xra-en với quốc gia A-rập thứ tư trong năm nay, do Mỹ bảo trợ. Cả I-xra-en và bốn quốc gia A-rập đều kỳ vọng về một 'bình minh mới cho Trung Ðông'.
Theo TTXVN và tin nước ngoài, tiếp sau Mỹ, Ca-na-đa đã phê duyệt vắc-xin ngừa Covid-19, do các hãng Pfizer (Mỹ), BioNTech (Ðức) phát triển và khởi động tiêm chủng đại trà cho người dân từ ngày 14-12. Xin-ga-po, Ba-ren và Mê-hi-cô cũng đã phê duyệt loại vắc-xin này. Trong khi đó, Ðức hối thúc giới chức Liên hiệp châu Âu (EU) đẩy nhanh việc phê chuẩn loại vắc-xin do Pfizer/BioNTech sản xuất.
Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 10-12, Tổng thống Mỹ Ð.Trăm thông báo Ma-rốc đã bình thường hóa quan hệ với I-xra-en. Người đứng đầu Nhà trắng nhấn mạnh, đây là một bước đột phá lịch sử, khi dưới nỗ lực trung gian của ông, Ma-rốc trở thành nước A-rập thứ tư bình thường hóa quan hệ với I-xra-en. Trước đó, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), Ba-ren và Xu-đăng đã ký các thỏa thuận tương tự với Nhà nước Do thái.
Khu vực Trung Đông - Bắc Phi trải qua năm 2020 nhiều biến động, với mối quan hệ 'căng như dây đàn' giữa I-ran với Mỹ và đồng minh, xung đột tiếp diễn ở nhiều quốc gia, song 'ánh sáng cuối đường hầm' hé lộ trên hành trình tìm kiếm hòa bình và tháo gỡ bế tắc cho các cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, duy trì ổn định và phát triển vẫn là 'bài toán khó' đối với khu vực nhiều điểm nóng này.
Theo Tân Hoa xã và TTXVN, ngày 25-11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đã phát hiện nhiều lô hàng than đá nhập khẩu từ Ô-xtrây-li-a không đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, trong bối cảnh gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai nước trong thời gian gần đây. Trước đó, Trung Quốc đã áp đặt thuế chống bán phá giá và trợ cấp nhà nước lên tới 80,5% đối với lúa mạch của Ô-xtrây-li-a, đình chỉ nhập thịt bò từ năm nhà máy và xúc tiến hai cuộc điều tra chống bán phá giá với rượu vang của nước này.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ M.Pom-peo vừa có chuyến công du tới một loạt nước Trung Ðông, nhằm tiếp tục củng cố chính sách của Mỹ về duy trì tầm ảnh hưởng ở khu vực này. Dẫn dắt và thúc đẩy quan hệ I-xra-en với các nước A-rập nhằm tạo một liên minh sức mạnh ở Trung Ðông đã được chính quyền của Tổng thống Ð.Trăm chú trọng xúc tiến từ đầu cho đến 'chặng cuối' của nhiệm kỳ.
Trang kết quả tìm kiếm của Google có thể tạo hiệu ứng hình ảnh lạ mắt đối với một số từ khóa người dùng nhập vào, ví dụ như quay nhào lộn, hoặc tạo chữ nhấp nháy.
Tại cuộc họp trực tuyến về tình hình Trung Đông ngày 18-11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đánh giá cao việc chính quyền Pa-le-xtin trở lại hợp tác với I-xra-en để giải quyết khó khăn hiện tại.
Ngày 18-11, phái đoàn chính thức đầu tiên của Chính phủ Ba-ren do Bộ trưởng Ngoại giao A.Day-i-a-ni dẫn đầu đã tới I-xra-en, trong nỗ lực triển khai thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ hai nước. Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ M.Pom-peo cũng tới I-xra-en, cùng người đồng cấp Ba-ren dự cuộc gặp ba bên Mỹ - Ba-ren - I-xra-en, do Thủ tướng nước chủ nhà B.Nê-ta-ni-a-hu chủ trì.
Theo trang mạng Times of India và TTXVN, ngày 12-11, Ấn Ðộ và Trung Quốc đã đồng ý rút binh sĩ, xe tăng, pháo và xe bọc thép khỏi các 'điểm đụng độ'' ở khu vực hồ phía đông La-đác.
Theo TTXVN và Roi-tơ, Tổng thống Mỹ Đ.Trăm ngày 23-10 thông báo, với sự trung gian của Mỹ, Xu-đăng và I-xra-en đã nhất trí bình thường hóa quan hệ song phương. Sau Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) và Ba-ren, Xu-đăng là nước A-rập tiếp theo bình thường hóa quan hệ với I-xra-en. Tổng thống Đ.Trăm đưa ra thông báo trên, sau khi Mỹ tuyên bố rút Xu-đăng khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố.
Hội nghị tham vấn an ninh và chính sách đối ngoại giữa Ấn Ðộ và Liên hiệp châu Âu (EU) vừa được tổ chức trực tuyến, nhằm đánh giá kết quả hợp tác hai bên trong các lĩnh vực an ninh mạng, chống khủng bố, an ninh hàng hải...
Các chính phủ I-xra-en và Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) đã đồng ý tổ chức các chuyến bay thẳng giữa hai quốc gia, với tần suất 28 chuyến/tuần. Các đại diện Bộ Giao thông vận tải hai nước ký thỏa thuận hợp tác hàng không nêu trên hôm 20-10. Thỏa thuận cũng cho phép tổ chức 10 chuyến bay vận tải hàng hóa mỗi tuần. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Thượng viện Ai Cập đã bầu cựu Chánh án Tòa Hiến pháp tối cao (SCC), ông A.Ra-déc giữ cương vị lãnh đạo cơ quan vừa mới được thành lập tại Ai Cập.
Thành tựu kinh tế trong nhiệm kỳ đầu giúp Tổng thống Mỹ Đ.Trăm tự tin tranh cử để tiếp tục lãnh đạo Nhà trắng, nhưng đã mờ nhạt bởi dịch Covid-19. Mất đi lợi thế, lại chịu thêm chỉ trích về cách thức xử lý đại dịch và một số vấn đề trong nước, ông Trăm chuyển hướng làm nổi bật chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, nhiều dự án dang dở đặt ra thách thức lớn với nỗ lực tái cử của vị tổng thống đương nhiệm.
Điện Crem-li thông báo, trong cuộc điện đàm với Thái tử A-rập Xê-út M.Xan-man, Tổng thống Nga V.Pu-tin đã thảo luận về diễn biến thị trường năng lượng thế giới và tình hình thực hiện thỏa thuận của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, còn gọi là OPEC+. Hai bên khẳng định tiếp tục phối hợp hành động nhằm duy trì sự ổn định thị trường dầu mỏ toàn cầu, trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến nhu cầu dầu mỏ thế giới được dự báo giảm sâu thời gian tới. Hai bên cũng thảo luận về hợp tác ứng phó dịch bệnh và khả năng sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 do Nga sản xuất.
Với 80 phiếu thuận và 13 phiếu chống, ngày 15-10, Quốc hội I-xra-en đã thông qua các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) và Ba-ren. Các thỏa thuận do Mỹ làm trung gian và được ký kết hồi tháng 8. Thủ tướng B.Nê-ta-ni-a-hu khẳng định, các thỏa thuận lịch sử này đưa I-xra-en đến gần hơn các nước trong khu vực.
Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia tối cao I-ran A.Sam-kha-ni cảnh báo việc bình thường hóa quan hệ giữa I-xra-en và các nước trong khu vực sẽ làm gia tăng sự bất ổn.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, nhóm bốn nước gồm Bra-xin, Ấn Độ, Nhật Bản và Đức (G4) ra tuyên bố chung nhấn mạnh tính cấp thiết của việc cải cách toàn diện Liên hợp quốc (LHQ), nhất là Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA) và các cơ quan ra chính sách, nhằm phản ánh đúng thực tế quốc tế hiện nay.
Trong cuộc điện đàm ngày 22-9, Thủ tướng Nhật Bản Xư-ga Y-ô-si-hi-đê và người đồng cấp Ðức A.Méc-ken nhất trí tăng cường hợp tác hai nước, nỗ lực khống chế dịch Covid-19 và phối hợp thúc đẩy một khu vực Ấn Ðộ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở.
Tổng thống Mỹ Ð.Trăm đã ca ngợi lễ ký kết thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa I-xra-en với Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) và Ba-ren là 'bình minh của Trung Ðông mới', coi đây là 'thời khắc lịch sử' dọn đường cho các bước tiếp theo tiến tới bình thường hóa quan hệ giữa Nhà nước Do thái với các quốc gia A-rập.
Trong cuộc điện đàm ngày 12-9, một ngày sau khi thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ Ba-ren - I-xra-en được công bố, Bộ trưởng Ngoại giao Ba-ren A.Da-i-a-ni và người đồng cấp I-xra-en G.A-skê-na-di nhất trí thúc đẩy quan hệ hai nước, phục vụ lợi ích chung và góp phần tăng cường hòa bình, ổn định ở khu vực.
Ngày 11-9, thông báo trên Twitter, Tổng thống Mỹ Ð.Trăm cho biết, Ba-ren đã nhất trí bình thường hóa quan hệ với I-xra-en. Thỏa thuận trên đạt được trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ð.Trăm với Quốc vương Ba-ren A.Kha-li-pha và Thủ tướng I-xra-en B.Nê-ta-ni-a-hu.
Theo Roi-tơ, trong cuộc điện đàm ngày 23-8, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập X.Su-cri và người đồng cấp Pháp G.Ðri-ăng thảo luận về tình hình Trung Ðông.
Các chặng đua tại giải đua xe Công thức 1 (F1) có thể diễn ra mà không có khán giả ngay khi lịch thi đấu được khởi động trở lại và chặng Vietnamese Grand Prix hy vọng sẽ ra mắt khán giả Việt Nam cũng như thế giới ngay trong năm nay.