Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tạo nền tảng cơ bản cho hoạt động này tiếp tục tăng tốc. Tuy nhiên, các ngân hàng và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vẫn đang chờ các văn bản hướng dẫn để có hành lang pháp lý rõ ràng, thực hiện an toàn, hiệu quả.
Trong trạng thái 'bình thường mới', các nền kinh tế châu Á cần củng cố, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đồng thời tăng cường đầu tư vào mạng lưới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để hỗ trợ các hệ thống thanh toán không tiếp xúc.
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, xu hướng thanh toán trong nền kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng sử dụng các phương tiện thanh toán khong dùng tiền mặt (TTKDTM) nhiều hơn. Phương thức này đang tiếp tục thu hút nhiều người dùng hơn bằng cách hợp tác với các ngân hàng và tạo ra nhiều điểm thanh toán cũng như các dịch vụ ngoại tuyến và trực tuyến.
Theo Thống đốc NHNN sự xuất hiện của các công ty Fintech hoạt động trong các lĩnh vực như cho vay ngang hàng, chuyển tiền xuyên biên giới… nhưng chưa có quy định pháp lý cụ thể dễ phát sinh rủi ro.
Để phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt ngày càng phát triển, cần điều chỉnh mức phí hợp lý cho những khách hàng có nhiều giao dịch trong một ngày, nhất là những giao dịch nhỏ...
Thị trường thanh toán trực tuyến ở khu vực Ðông - Nam Á được đánh giá có tiềm năng rất lớn, trong đó, Việt Nam được dự báo sẽ là nền kinh tế in-tơ-nét lớn thứ ba ở khu vực, sau In-đô-nê-xi-a và Thái-lan. Việc ứng dụng công nghệ trong dịch vụ tài chính (Fintech) cũng ngày càng được quan tâm và mở rộng quy mô. Cũng như nhiều nước khác, Việt Nam tạo điều kiện thúc đẩy Fintech nhằm thâm nhập sâu và nhanh hơn vào nền kinh tế số.Bài 1: Cú huých cho thị trườngViệt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển chóng mặt của Fintech. Chỉ trong vòng bốn năm, số lượng công ty Fintech đã tăng từ 40 lên hơn 150. Ðáng chú ý, dịch Covid-19 mặc dù gây ra thiệt hại nặng nề cho toàn thế giới, song mặt khác, nó lại tạo ra cơ hội cho một số xu hướng mới phát triển, trong đó điển hình là các Fintech.
Dịch vụ kết nối doanh nghiệp trên nền tảng số của ngân hàng Vietinbank đồng hành cùng khách hàng vượt qua đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, việc Chính phủ số hóa, các doanh nghiệp số hóa và ngân hàng số hóa chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho người dân quen dần với việc thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết năm 2019, số lượng giao dịch tài chính qua kênh internet đạt hơn 200 triệu giao dịch, giá trị hơn 10 triệu tỷ đồng, tăng 51,8% so với năm 2018. Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhưng TTKDTM hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế.
Theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, tiến trình số hóa của hệ thống ngân hàng Việt Nam tiến triển tương đối nhanh trong thời gian vừa qua.
Fintech đang phát triển rộng khắp toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. Theo chuyên gia của ADB, quy mô thị trường tài chính số Việt Nam ước đạt 3,8 tỷ USD vào năm 2025, tương ứng tỷ lệ tăng trưởng lũy kế đạt 38%/năm trong giai đoạn 2019-2025…
Một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi (win-win) giữa các doanh nghiệp fintech và doanh nghiệp thương mại điện tử nên được xem là tương lai đối với mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngày 8-11, tại Hà Nội, Diễn đàn Công nghệ tài chính Việt Nam (FVF) 2019 trong khuôn khổ Chương trình Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính Việt Nam (Fintech Challenge Vietnam - FCV) đã diễn ra.
Đây là nhận định của Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh tại Diễn đàn Công nghệ tài chính Việt Nam (FVF) diễn ra ngày 8/11, tại Hà Nội. Diễn đàn nằm trong khuôn khổ Chương trình Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính Việt Nam 2019 (Fintech Challenge Vietnam – FCV) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức với sự trợ hỗ trợ của các đối tác.
Phát biểu tại Diễn đàn Công nghệ tài chính Việt Nam (FVF) diễn ra sáng 8/11, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Nguyễn Kim Anh cho rằng: Đồng hành cùng hệ thống tài chính - ngân hàng truyền thống là các công ty công nghệ tài chính (Fintech) sẽ góp phần đạt mục tiêu phổ cập tài chính cho người dân.
Ngày 8/11, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Công nghệ tài chính Việt Nam (FVF) 2019.
Sự phát triển của công nghệ tài chính (Fintech) đang có những tác động mạnh mẽ tới hệ sinh thái tài chính - ngân hàng. Cơ hội mở ra sẽ càng lớn khi ngân hàng biết cách hợp tác cùng Fintech để triển khai mô hình ngân hàng số thành công.
Việt Nam có khoảng 154 công ty hoạt động trong mảng Fintech thì có 25 công ty hoạt động trong mảng cho vay ngang hàng. Tuy nhiên, thực tế con số đó có thể cao hơn nhiều.
Ngày 16/10/2019, Hội thảo Thanh toán 2019 với chủ đề 'Xây dựng hệ sinh thái thanh toán kỹ thuật số' do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Tập đoàn OpenWay tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Ngày 7/10, tại TP HCM, Hội Tin học TP HCM (HCA) chính thức công bố chuỗi sự kiện gồm: Hội thảo Toàn cảnh công nghệ thông tin truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam lần thứ 24 (Vietnam ICT Outlook - VIO 2019), với chủ đề Định hình tương lai Fintech Việt Nam - Shaping the future of Vietnam Fintech.
Công nghệ tài chính đang phát triển nhanh và mạnh mẽ, làm thay đổi sâu sắc phương thức và mô hình kinh doanh, tạo ra nhiều cơ hội mới cũng như áp lực mới cho các ngân hàng truyền thống tại Việt Nam.
Bên cạnh hoạt động gọi vốn từ các quỹ đầu tư của các startup công nghệ tài chính, hiện nay trong Quyết định 844/QĐ-TTg về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025, các doanh nghiệp có thể căn cứ vào các quy định trong quyết định này để tìm kiếm các cơ hội vốn cho đầu tư fintech từ tài trợ của Chính phủ.
GS. Nguyễn Trọng Hoài, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP.HCM cho biết, nhà trường sẽ khai giảng khóa đào tạo Fintech ngắn hạn đầu tiên vào ngày 10/10/2019 cho những người quan tâm đến lĩnh vực này, đặc biệt nhân sự đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…
Ngày 24/9/2019, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tổ chức Hội thảo về hoạt động thông tin tín dụng đối với tổ chức tài chính vi mô và Fintech. Tham dự Hội thảo có ông Phan Huy Thắng, Phó tổng giám đốc CIC cùng đại diện các tổ chức tài chính vi mô, công ty fintech.
Việt Nam hiện có khoảng 154 công ty Fintech đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau và chiếm phần lớn trong đó có liên quan đến thanh toán. Điều này gây sức ép không nhỏ lên hoạt động thanh toán ở các ngân hàng. Trước sự cạnh trạnh gia tăng, các ngân hàng và công ty Fintech cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả động?
Việc tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức giữ vai trò quan trọng đối với mọi đối tượng trong nền kinh tế - xã hội, được xem là một trong những công cụ sống còn để phát triển nền kinh tế nói chung và góp phần xóa đói giảm nghèo nói riêng.
Cuộc CMCN 4.0 đã tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực nhất là lĩnh vực ngân hàng, đòi hỏi phải đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong quản lý và kinh doanh...
Dù có tiềm năng lớn nhưng tại Việt Nam mới chỉ khai phá Fintech ở mức độ thấp và khuôn khổ pháp lý còn sơ khai…
Việt Nam hiện có khoảng 78 công ty Fintech đang hoạt động. Những công ty này hầu hết được thành lập ngay trong nước và sáng lập, vận hành bởi người Việt. Tại thời điểm hiện tại, tổng số vốn mà các start-up tại Việt Nam đầu tư vào Fintech đã lên tới 129 triệu USD.