Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, ngày 21/11, Tòa án Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Ba Lan đã tuyên hủy bỏ quyết định trước đó của Cơ quan Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Ba Lan (UOKiK) về việc xử phạt công ty Gazprom của Nga và 5 công ty khác của phương Tây chịu trách nhiệm xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.
Bộ Công Thương lấy ý kiến gỡ khó cho kinh doanh xăng dầu; OPEC tiếp tục hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ; Ba Lan, Đức quốc hữu hóa tài sản của công ty khí đốt Nga Gazprom… là những tin tức nổi bật về thị trường năng lượng trong nước và quốc tế ngày 15/11/2022.
Ba Lan và Đức quốc hữu hóa tài sản công ty Gazprom của Nga nhằm đảm bảo nguồn cung giữa lúc châu Âu phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine.
Chính phủ Đức hôm qua (14/11) tuyên bố chính thức quốc hữu hóa công ty năng lượng Gazprom Germania, chi nhánh thuộc tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga tại Đức với lý do tránh cho công ty phá sản và đảm bảo an ninh năng lượng sau khi Nga dừng cung cấp khí đốt sang châu Âu.
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, ngày 14/11, Chính phủ Ba Lan thông báo sẽ tiếp quản tài sản tại Ba Lan của công ty khí đốt Gazprom của Nga.
Ba Lan sẽ tiếp quản cổ phần của công ty EuRoPol Gaz, chủ sở hữu đoạn tại Ba Lan của đường ống dẫn khí Yamal-Europe; trong khi Đức sẽ quốc hữu hóa công ty con cũ của Gazprom là Gazprom Germania.
Cơ quan quản lý liên bang Đức ngày 16/9 tuyên bố nắm quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu PCK tại thị trấn Schwedt nước này - nguồn cung cấp nhiên liệu quan trọng cho thủ đô Berlin.
Chính phủ Đức đã thành lập một công ty mẹ để thực hiện khả năng quốc hữu hóa công ty Gazprom Germania - công ty năng lượng từng thuộc sở hữu của tập đoàn Gazprom (Nga).
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 15/6, tập đoàn Năng lượng Gazprom của Nga thông báo sẽ giảm thêm 33% lượng khí đốt vận chuyển hằng ngày qua đường ống Dòng chảy phương Bắc.
Thông báo của chính phủ Đức không đề cập cụ thể tới khoản tín dụng cho Gazprom Germania, song theo các nguồn thạo tin từ chính phủ nước này, số tiền vào khoảng từ 9-10 tỷ euro.
Dầu của Nga chỉ chiếm chưa đầy 5% trong tổng khối lượng dầu nhập khẩu của Eneos. Đợt nhập hàng từ Nga gần đây nhất của Eneos là vào tháng Tư vừa qua và hãng không có ý định nhập thêm.