Theo hồ sơ PV, năm 2022, 5 nhà hàng kỳ lạ đã xuất 115 hóa đơn ăn uống khoảng 300 triệu cho Trung tâm Đo lường 1, có dấu hiệu gian lận thương mại.
Nếu như trước năm 2020, những 'đối tác' lừa đảo các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đến từ châu Phi thì vài năm gần đây phổ biến hơn ở những thị trường tiềm năng như châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông.
Nhiều doanh nghiệp cần đơn hàng, quá tin tưởng vào môi giới, thiếu thông tin của khách hàng… chính là những nguyên nhân khiến họ bị kẻ gian lợi dụng, lừa đảo chiếm đoạt các lô hàng xuất khẩu nông sản.
Sau thông tin 3 doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ bị đối tác UAE lừa đảo, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) đã có công hàm đề nghị Đại sứ quán UAE tại Hà Nội thông báo với các cơ quan có thẩm quyền liên quan xem xét, xử lý vụ việc.
Hiệp hội Điều Việt Nam và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam có thông báo ngày 17/7 gửi hội viên và các doanh nghiệp trong ngành về thông tin nghi lừa đảo của khách hàng hoặc ngân hàng bên mua trong xuất khẩu điều, hạt tiêu.
Hiệp hội Điều Việt Nam vừa nhận được kiến nghị của một doanh nghiệp thành viên về nghi ngờ bị đối tác tại Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) lừa đảo. 2 doanh nghiệp ngành tiêu và gia vị cũng trong tình trạng tương tự với khách hàng UAE.
Đã có 3 doanh nghiệp (DN) Việt Nam nghi bị 1 DN Dubai lừa đảo khi chưa thanh toán hết tiền đã lấy được hàng. Các hiệp hội ngành hàng đã lên tiếng cảnh báo lừa đảo khi xuất khẩu
Ngày 17-7, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã có thông báo gửi các doanh nghiệp hội viên về hiện tượng nghi lừa đảo của khách hàng hoặc ngân hàng bên mua trong xuất khẩu điều nhân sang thị trường Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).