Sáng kiến Con đường tơ lụa kỹ thuật số (DSR) của Trung Quốc nhằm mở rộng công nghệ kỹ thuật số ở các nước đang phát triển. Sáng kiến này không chỉ đặt ra thách thức vị trí thống trị công nghệ của Mỹ mà còn khiến phương Tây lo ngại về an ninh do tiềm ẩn khả năng giám sát và thu thập dữ liệu.
Ủy ban châu Âu vừa phê duyệt gói hỗ trợ trị giá 40 triệu euro (43,9 triệu USD) cho Đức xây dựng kho cảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại cảng Brunsbüttel bên bờ Biển Bắc, nhằm góp phần đảm bảo an ninh và tính đa dạng của nguồn cung.
Cơ sở hạ tầng LNG có thể giúp Israel trở thành một nhà cung cấp khí đốt toàn cầu trong 'tất cả các mùa' – bất kể 'thời tiết' chính trị như thế nào.
Theo tạp chí Der Spiegel, nhà ga LNG nổi mới của Đức ở Lubmin vẫn chưa hẹn ngày đi vào hoạt động.
Xung đột tại Ukraine khiến hàng tỉ USD hàng hóa của Trung Quốc không xuất qua được tuyến hành lang đường sắt chiến lược kết nối với châu Âu.
Các biện pháp trừng phạt mạnh tay nhất mà Mỹ đe dọa áp đặt với Nga nhằm ngăn chặn một cuộc xâm lược Ukraine có thể tàn phá nền kinh tế Nga, nhưng cũng sẽ khiến Mỹ và phương Tây chịu nhiều đau đớn.
Người đứng đầu Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Đức, ông Michael Roth, cho biết sự không ủng hộ của các nước khác về việc khởi động dự án Dòng chảy phương Bắc 2 chủ yếu xuất phát từ lợi ích kinh tế.
Đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) 2 của Nga đang phải đối mặt với một con đường đầy sỏi đá trước khi có thể đưa bất kỳ dòng khí nào đến Đức, nhất là khi các nhà lãnh đạo mới của Đức hoài nghi hơn đối với dự án và căng thẳng gia tăng về việc xây dựng quân đội của Nga tại biên giới Ukraine.
Tân Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết, Đức vẫn chưa thể cấp phép cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vì tuyến đường ống này không đáp ứng các yêu cầu năng lượng của EU và vẫn còn nhiều lo ngại về tính an toàn.
Việc cấp phép vận hành tuyến đường ống 'Dòng chảy phương Bắc 2' là một 'quá trình phức tạp' và việc Cơ quan quản lý năng lượng Đức tạm dừng cấp phép hoàn toàn không phải vì lý do chính trị.
Ukraine đang yêu cầu tham gia vào quá trình cấp giấy chứng nhận cho tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.
Giá khí đốt cao ở châu Âu cho thấy nguồn cung hiện ở mức hạn chế. Tuy nhiên, cần bổ sung khối lượng bao nhiêu để bình ổn thị trường lại là một câu hỏi khó.
Ngày 18/10, công ty vận hành dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) thông báo đã hoàn tất quy trình dẫn đầy khí đốt cho đường ống đầu tiên trong dự án.
Giá khí đốt đã ghi nhận sự giảm nhẹ vào đầu tháng 10 vừa qua sau khi Nga, nhà cung cấp khí đốt chính của châu Âu, cho biết họ sẵn sàng cung cấp nhiều hơn.
Là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho EU, Nga dường như nắm giữ sức mạnh thay đổi tình thế khi lục địa già ngày càng phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu.
Tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 cho phép Nga vận chuyển khí đốt tới châu Âu mà không phải trung chuyển qua Ukraine, vốn là tiêu điểm căng thẳng trong quan hệ giữa Moskva và Washington.
Nga coi những hành động thù địch của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden là do thiếu ý chí chính trị và không sẵn lòng xây dựng mối quan hệ Mỹ-Nga trên cơ sở quan hệ đối tác.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 20/8 cho biết nước này đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 1 tàu và 2 cá nhân Nga có liên quan đến dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) 2.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 20/8 cho biết nước này đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 1 tàu và 2 cá nhân Nga có liên quan đến dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết Washington đã dừng các lệnh trừng phạt đối với dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 vì những lệnh này khó có thể ngăn hoàn thành dự án.
Chính quyền Mỹ đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình thỏa thuận với Đức về những vấn đề có thể phát sinh khi dự án Nord Stream 2 hoàn thành.
Ngày 1/6, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẵn sàng đối thoại với Nga song chìa khóa để giải quyết các vấn đề tồn đọng giữa 2 bên nằm trong tay Moskva.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong tuần này sẽ cử một đoàn cấp cao sang Mỹ, để thảo luận về dự án tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) vốn còn nhiều điểm gây tranh cãi giữa hai bên.
Reuters, báo US News and World Reports 26/5/2021 đưa tin Tổng thống Mỹ Biden hôm thứ Ba đã phát biểu rằng ông quyết định miễn trừ các biện pháp trừng phạt đối với công ty điều hành dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2 AG) vì dự án đã gần như hoàn thành và việc áp đặt trừng phạt có thể làm phương hại các mối quan hệ của Mỹ với châu Âu. Tổng thống Mỹ Biden hiện đang chuẩn bị cho chuyến thăm đầu tiên của mình tới châu Âu và cuộc gặp đầu tiên của mình với Tổng thống Nga Putin trong tháng 6/2021.
Nhằm tránh lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào các công ty tham gia lắp đặt đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2, Nga và châu Âu đã phải phối hợp với nhau để tìm cách 'lách luật'.
Ngày 17/3, hãng thông tấn RIA của Nga đưa tin tàu rải ống Akademik Cherskiy của nước này cuối tháng 3 sẽ tham gia dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 chạy ngầm dưới đáy vùng biển Đan Mạch.
Các tàu hỗ trợ của Nga liên quan đến đường ống Nord Stream 2 tiếp tục vi phạm nguyên tắc bảo vệ môi trường trong quá trình hoàn thiện nhánh đường ống B, Cơ quan Tình báo Đối ngoại Ukraine, SZRU, đưa tin.
Chính phủ Đức đã bác bỏ cáo buộc của một nhóm bảo vệ môi trường rằng họ sẽ bỏ ra 1 tỷ euro (1,21 tỷ USD) để tăng cường nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ để đổi lấy việc bỏ lệnh trừng phạt Nord Stream 2.
Việc xây dựng đoạn đường ống dài 2,6 km trong dự án chạy qua lãnh hải của Đức mới được nối lại từ đầu tháng 12 vừa qua sau một năm tạm ngừng do vấp phải các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của Chính phủ Mỹ cho biết các biện pháp trừng phạt mới của Washington nhằm vào dự án Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ là 'đòn chí mạng' sau hàng loạt biện pháp trước đó.
Cơ quan Hàng hải Đan Mạch thông báo việc lắp đặt 2 đường ống dẫn khí đốt sẽ được triển khai tại vùng biển của Đan Mạch vào ngày 15/1/2021.
Các quan chức châu Âu tin rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden, sau khi nhậm chức, sẽ gây sức ép đáng kể để buộc Đức từ bỏ dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 hợp tác với Nga.
Tàu Akademik Chersky chịu trách nhiệm rải ống cho dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 đã bất ngờ rời cảng Mukran (Đức) hướng về TP Kaliningrad của Nga.
Cơ quan Hàng hải và Thủy lợi Liên bang Đức ngày 6/12 đã công bố rằng đoạn đường ống dẫn còn lại của dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) trong vùng biển của Đức sẽ do tàu Fortuna thực hiện.
Cơ quan Thủy văn và Hàng hải Liên bang Đức tiết lộ rằng, tàu cần cẩu gắn cờ Nga có tên Fortuna sẽ tham gia vào hoạt động đặt ống dẫn khí đốt trong vùng biển của Đức.
Dự án đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến Đức mang tên Dòng chảy phương Bắc 2 đã bắt đầu được nối lại hoạt động sau gần 1 năm bị đình trệ bởi nhiều lý do. Trong đó, phải kể đến việc Mỹ áp dụng các lệnh trừng phạt đối với dự án này vì cho rằng, nó có thể là công cụ chính trị của Moskva, tiềm ẩn nguy cơ gây chia rẽ châu Âu.
Ngoại trưởng Đức khẳng định dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 chắc chắn sẽ được hoàn thành dù Mỹ đe dọa trừng phạt bổ sung.
Tàu rải ống Akademik Chersky, hóa ra, vẫn chưa sẵn sàng để thực hiện phần việc còn lại của Nord Stream 2. Còn quá nhiều việc cần làm đối với các thiết bị bổ sung, vốn được cho là sẽ được thực hiện trên tàu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Nga lên án mạnh mẽ lời kêu gọi của Mỹ về việc thành lập một liên minh chống lại dự án Nord Stream 2 - Dòng chảy Phương Bắc 2.
Mới đây, nghị sĩ, ủy viên Ủy ban các vấn đề quốc tế Quốc hội Đức Waldemar Gerdt cho biết, việc loại bỏ dự án Nord Stream 2 sẽ khiến Đức phải chịu khoản tiền phạt trị giá 10 tỷ euro. Khoản tiền phạt này sẽ gây ra cú sốc cho người dân Đức khi giá nhiệt sưởi ấm và giá điện có thể tăng khoảng 20%.