Chiều 18/6, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến dẫn đầu đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về tình hình thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); tiến độ triển khai thực hiện dự án 'Nâng cấp, mở rộng khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Tịnh Hòa'. Tiếp và làm việc với đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền; lãnh đạo một số sở, ngành địa phương liên quan.
Chỉ cần một tàu cá neo đậu trong cảng cá bị cháy là có thể cháy lan sang các tàu cá khác và sẽ gây thiệt hại nặng về tài sản cho bà con ngư dân. Tuy nhiên, có một bất cập là hạ tầng phòng cháy, chữa cháy ở các cảng cá hiện nay lại chưa được đầu tư. Khi có cháy xảy ra thì luôn bị động. Ghi nhận tại tỉnh Quảng Ngãi./.
Sau Tết Nguyên đán 2024, nhiều ngư dân tại tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, tất bật chuẩn bị vươn khơi trong chuyến biển đầu năm, nhưng gặp khó khăn trong việc tìm bạn thuyền đi biển.
Hiện nay, tàu cá Quảng Ngãi chuẩn bị vươn khơi nhưng chủ tàu lại đang gặp khó khăn trong việc tìm bạn thuyền đi biển.
Ngày 10/10, Đoàn công tác của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam thanh tra lần thứ 4 về thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Đợt thanh tra này cũng là dịp để nhìn lại và đánh giá một cách toàn diện những nỗ lực của Đảng, Chính phủ, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là 28 địa phương ven biển trong thời gian qua, hướng tới xây dựng một ngành thủy sản phát triển bền vững, tuân thủ các quy định của quốc tế.
Ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đang chấp hành nghiêm các quy định về đánh bắt thủy sản để hoàn thành việc gỡ 'thẻ vàng' IUU.
Ngày 14/9, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) tại Quảng Ngãi.
Công tác cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, giấy chứng nhận thủy sản khai thác ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Quảng Ngãi hiện có 4.573 tàu cá, trong số đó hoạt động vùng khơi là 3.261 tàu. Để nghề cá được phát triển bền vững, thời gian qua địa phương này đã đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng cảng cá và khu neo đậu tàu thuyền.
Nhiều ngư dân phản ánh các cảng cá tỉnh Quảng Ngãi có luồng lạch ra vào rất khó khăn, neo đậu dễ bị va đập. Do vậy, suốt nhiều năm nay, các tàu cá ngư dân Quảng Ngãi thường bán cá ở các tỉnh bạn và ra khơi, ít về cảng nhà.
Tỉnh Quảng Ngãi tập trung nâng cấp hạ tầng cảng cá, khu neo trú, phấn đấu đáp ứng từ 80 - 90% nhu cầu neo đậu tàu thuyền của ngư dân.
Những ngày qua, tại các cảng cá ở Quảng Ngãi, trên bến dưới thuyền đều rộn ràng tiếng cười của ngư dân sau chuyến biển xuyên Tết. Hầu hết các tàu cá của ngư dân đều đánh bắt đạt sản lượng cao, nhiều tàu đánh cá thu về hàng trăm triệu đồng.
Thời khắc giao thừa, các thuyền viên quây quần ở boong tàu và tưởng tượng pháo hoa như đang rực sáng trên đầu những con sóng bạc. Họ hàn huyên chuyện cũ, kể cho nhau nghe về vợ con, gia đình trong nỗi nhớ và ước mơ sum vầy bên người thân mỗi lúc một dâng trào.
Sau Tết Nguyên đán 2023, tại các cảng cá như Sa Kỳ, huyện Bình Sơn, cảng cá Tịnh Hòa (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi), nhiều tàu cá đánh bắt hải sản xuyên Tết ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa đã trở về với những khoang đầy ắp cá.
Sau chuyến vươn khơi kéo dài xuyên Tết, ngư dân Quảng Ngãi chở đầy ắp cá, tôm từ ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa về đất liền trong niềm vui khôn tả.
Sau thời gian đánh bắt hải sản xuyên Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhiều ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã khẩn trương cho tàu thuyền về bờ cập cảng mang theo nhiều khoang tàu đầy ắp cá và hải sản các loại để bán cho thương lái.
Những ngày này, tại cảng cá Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), Tịnh Hòa (xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) tràn ngập không khí vui tươi, nhộn nhịp. Nhiều tàu cá trở về sau một tháng bám biển xuyên Tết ở ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa tôm cá đầy khoang, ngư dân phấn khởi với chuyến biển đầu năm mới bội thu.
Sau gần một tháng bám biển xuyên Tết trên ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa (Việt Nam), hàng loạt tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi nối đuôi nhau cập cảng, mang về 'lộc biển' với những khoang tàu đầy ắp tôm cá…
Sau những ngày vui xuân, đón Tết cùng gia đình, ngư dân Quảng Ngãi lại hối hả vươn khơi, mang theo kỳ vọng về một năm khai thác được nhiều cá tôm.
Sáng 26/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã đến thị sát, kiểm tra công tác ứng phó với bão số 4 (Noru) tại tỉnh Quảng Ngãi. Đây là địa phương được dự báo bão sẽ đổ bộ trực tiếp nên các phương án ứng phó đã được triển khai từ sớm.
Trước dự báo phức tạp của cơn bão số 4 (bão Noru), tỉnh Quảng Ngãi ấn định trước 18h ngày 27/9 sẽ hoàn thành di dời, sơ tán gần 85 nghìn dân tại các huyện, thị ven biển đến nơi trú ẩn an toàn.
Mưa lớn cùng lũ từ thượng nguồn đổ về gây cô lập hàng trăm hộ dân ở ốc đảo Ân Phú, xã Tịnh An, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Chính quyền địa phương khẩn trương triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho bà con.
Gần nửa tháng qua, giá xăng, dầu đã giảm nên nhiều chủ tàu, ngư dân phấn khởi đưa tàu vươn khơi bám biển làm ăn. Với họ, niềm vui nghề biển giờ đã trở lại...
Giá xăng dầu tăng mạnh ảnh hưởng trực tiếp tới việc đánh bắt hải sản của ngư dân các tỉnh miền Trung. Nhiều tàu cá phải nằm bờ vì không trụ nổi do chi phí tăng cao.
Giá xăng dầu tăng mạnh đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc đánh bắt cá của ngư dân các tỉnh miền Trung, nhiều chủ tàu đành ' nằm bờ' vì không trụ nổi do chi phí tăng cao.
Tàu vỏ thép Biển Đông 1, mang số hiệu QNg 90999TS có tổng mức đầu tư gần 14 tỉ đồng, được vay vốn ưu đãi theo Nghị định 67 của Chính phủ đã bị tòa án đem ra đấu giá.
Sau thời gian dài giãn cách xã hội, nhiều bến cảng ở Quảng Ngãi nhộn nhịp trở lại khi ngư dân đồng loạt đưa tàu thuyền trở về bờ bán cá cho thương nhân vào đầu tháng 10.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi đã có công điện khẩn nghiêm cấm tất cả các phương tiện tàu, thuyền ra biển hoạt động, bao gồm phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ- Lý Sơn và ngược lại, từ 11 giờ ngày 23/9 cho đến khi thời tiết ổn định trở lại.
Ngay trong ngày đầu tiên tái mở cửa, các cảng cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã tiêu thụ khoảng 200 tấn hải sản.
Việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là không có giá trị pháp lý. Do đó, ngư dân cả nước nói chung, Quảng Ngãi nói riêng vẫn quyết tâm bám biển, vươn khơi đánh bắt hải sản, góp phần bảo vệ ngư trường truyền thống, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tại cảng cá Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng, nhiều tàu đánh bắt cá bằng lưới giã cào đôi của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã cập vào để cải tạo lưới theo cách mới nhất, với hy vọng trong năm 2021 sẽ đánh bắt thuận lợi. Một ngư dân chia sẻ rằng, có mấy tàu mới thu về 400-500 triệu đồng tiền bán mực nhờ đánh bắt bằng lưới kim tuyến.
Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh vừa có tờ trình gửi Bộ NN-PTNT về việc đầu tư xây dựng khu neo đậu, tránh trú bão kết hợp với cảng cá Tịnh Hòa (TP Quảng Ngãi).
Quảng Ngãi đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng phê duyệt hỗ trợ 400 tỷ đồng để triển khai dự án xây dựng khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Tịnh Hòa.
Trước thực tế tàu cá đang thiếu chỗ neo đậu tránh trú bão, Quảng Ngãi đề nghị Bộ NN-PTNT xem xét, trình Thủ tướng phê duyệt hỗ trợ 400 tỷ đồng để triển khai dự án.
Công tác tuyên truyền của BĐBP đối với ngư dân bám biển đạt hiệu quả như thế nào? Câu trả lời được thể hiện cô đọng bằng cụm từ 'bám đảo' trong hành động của nhiều ngư dân. Ở tỉnh Quảng Ngãi, ngư dân chuyên bám biển Hoàng Sa, mỗi khi ra khơi đánh bắt thì các thuyền viên không nhắc chuyện đi đánh cá, mà luôn nhấn mạnh đến nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Ngư dân tại các làng chài trên địa bàn tỉnh đang bước vào mùa biển mới, với niềm tin và khí thế mới, khi giá hải sản đầu năm đang được thương lái thu mua ở mức cao.
Các làng chài khu vực miền Trung đang khẩn trương mở biển đánh bắt hải sản đầu năm mới. Trước diễn biến của dịch Covid-19, lễ cầu ngư được rút gọn nhưng ngư dân vẫn hồ hởi vươn khơi với kỳ vọng được mùa cá tôm.
Sau cơn bão số 9, hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng, viễn thông, trường học, nhà dân... ở TP.Quảng Ngãi tiêu điều. Cây xanh ngã la liệt, giao thông nhiều nơi đến trưa 29.10 mới chỉ lưu thông bước 1 tạm thời. Một số khu vực trũng thấp ở các xã Nghĩa Hà, Nghĩa Phú, Nghĩa Dũng vẫn còn bị cô lập do lũ chưa rút.
Sau khi Thủ tướng quyết định thành lập Ban chỉ đạo tiền phương, trưa và chiều nay 27-10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã bay vào Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi để trực tiếp chỉ huy ứng phó với bão số 9.
Bão số 9 đang có diễn biến phức tạp, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 12, giật cấp 14, hướng vào khu vực các tỉnh Đà Nẵng đến Phú Yên. Các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi đang thực hiện các biện pháp phòng, chống bão, trong đó có việc khẩn trương neo trú tàu thuyền.