'Tây Tiến' ra đời như một bài ca bất tử về lòng yêu nước của những con người nặng một lời thề với nước non.
Mấy ngày nay chẳng hiểu sao lòng cứ xốn xang 'Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi'... tựa hồ như câu thơ mà nhà thơ Quang Dũng đã viết trong thi phẩm Tây Tiến. Ở nơi ấy có đủ núi cao, sông sâu và những câu chuyện dựng làng, dựng bản nhuốm màu sử thi của đồng bào các dân tộc anh em.
Theo chân đoàn về nguồn tại các tỉnh vùng Tây Bắc, chúng tôi đã có chuyến đi về Sơn La, Điện Biên để khám phá thêm cảnh vật, tình người của một vùng đất vừa xa xôi mà cũng thật gần gũi và đặc biệt là được sống trong không khí hào hùng của 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Pha Luông là địa danh từng được nhà thơ Quang Dũng nhắc đến trong tác phẩm Tây Tiến 'Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống/ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi'.
Trong chuyến hành trình về nguồn 'Qua miền Tây Bắc' của đoàn cán bộ tuyên giáo, phóng viên, biên tập viên tiêu biểu thuộc các cơ quan báo chí, xuất bản TPHCM vào giữa tháng 12 vừa qua, đoàn đã được đến tham quan nhiều di tích lịch sử cách mạng. Ở đó, những câu chuyện xưa, những chiến thắng oanh liệt đã được kể lại bằng sử, bằng thơ đầy xúc động.
Với điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên cùng nền văn hóa đa dạng, độc đáo, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đang phát triển mạnh mẽ mô hình du lịch xanh, thu hút du khách trong và quốc tế.
Những năm gần đây, một trong những điểm được 'dân phượt' thích thú là Mộc Châu (tỉnh Sơn La). Với vẻ đẹp quyến rũ, năm 2022, Mộc Châu đã được Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới vinh danh là 'Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới'.
Đỉnh núi Pha Luông là ngọn núi cao nhất của cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La). Vào thời điểm cuối tháng 3, hoa đỗ quyên nở rộ trên các đỉnh núi phía Bắc, trong đó có Pha Luông, trở thành 'đặc sản' du lịch thu hút nhiều du khách và các phượt phủ.
Có một Điện Biên gần lắm trong lòng người dân đất Việt; gần như tấm huy hiệu chiến thắng Điện Biên có hình ảnh người chiến sĩ đội mũ nan, giương súng dưới lá cờ 'Quyết chiến, quyết thắng' phập phồng trên ngực trái tim người lính Điện Biên; gần như tên đường thân thiết Điện Biên Phủ ở Hà Nội có cột cờ thủ đô phấp phới bay lộng gió; gần như tên gọi trìu mến của bạn bè quốc tế khi hô vang 'Việt Nam - Hồ Chí Minh', 'Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp'; gần như chiến công 12 ngày đêm, một 'Điện Biên Phủ trên không' hạ pháo đài bay B52 của đế quốc Mỹ. Điện Biên Phủ trở thành danh từ chung biểu tượng cho ý chí quật cường và chiến thắng vẻ vang của lịch sử chống giặc ngoại xâm của đất nước ta.
'Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi...'. Hai câu thơ quen thuộc năm xưa của đoàn quân Tây Tiến hiện lên rõ mồn một trong đầu chúng tôi, thúc đẩy ý chí mãnh liệt mỗi khi có ai đó mỏi gối chồn chân trên hành trình trekking đỉnh Pha Luông.
Thời học trò được học bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, tôi vẫn cứ nhớ 'Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi' là hình ảnh về Luang Pra Bang. Một nơi: 'Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm. Heo hút cồn mây mây súng ngửi trời'.
Núi Pha Luông, hay còn gọi là Bờ Lung (tiếng Thái nghĩa là núi lớn) nằm ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đỉnh núi Pha Luông cao gần 2.000 m so với mực nước biển, là đường biên giới phân chia hai nước Việt - Lào.
'Điểm danh' những địa chỉ săn mây nổi tiếng ở Việt Nam, không thể không nhắc đến Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) - nơi được mệnh danh thiên đường mây, niềm mơ ước của các phượt thủ săn mây, ưa mạo hiểm trên các cung đường Tây Bắc.