Cố đô Huế hội tụ nhiều di sản quý báu của cha ông để lại, trong đó có những di sản được vinh danh ở tầm quốc tế, là di sản thế giới. Bảo tồn di sản văn hóa của quần thể di tích Cố đô Huế toàn vẹn và bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt chú trọng. Trọng trách này được đặt trên vai của tập thể lãnh đạo, viên chức Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.
Di sản văn hóa do triều Nguyễn để lại ở Huế nói riêng và Việt Nam nói chung vô cùng đồ sộ, là những giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, nghệ thuật, khoa học, kinh tế… Những năm qua việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa ấy được đánh giá cao nhưng vẫn còn một số bất cập, khó khăn lẫn hạn chế.
Là một trong những địa phương còn lưu giữ hệ thống di tích văn hóa nổi bật của quốc gia, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã tập trung làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa truyền thống Huế.
Tháng 12/1993, Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Thế giới. Đây là di sản vật thể đầu tiên của Việt Nam được vinh danh. Sau 30 năm, quần thể Di tích Cố đô Huế - Kinh đô của triều Nguyễn được gìn giữ, bảo tồn gắn với định hướng về phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Cách đây 30 năm, Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Huế giữ cho đất nước một kinh thành đầy đủ thành quách, cung điện... để khắc họa bức chân dung lịch sử.
Ngày 10/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (10/6/1982 – 10/6/2022) để nhìn lại công cuộc phục hưng di sản văn hóa Cố đô Huế.Khu vực Đại Nội Huế ngày nayChủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa Cố đô Huế