Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP diễn ra tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk), Điện Biên tham gia 2 gian hàng quảng bá sản phẩm của tỉnh. Hội chợ diễn ra từ ngày 9 - 13/3, trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.
Tối 7/3, Ủy ban nhân dân huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc Lễ hội Hương sắc Na Hang năm 2025 với chủ đề 'Na Hang vững bước tương lai'. Lễ hội là dịp để huyện Na Hang giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc đến với du khách trong và ngoài nước. Cùng với đó, kích cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, hàng hóa của địa phương.
Khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển, nâng cao giá trị và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhiều hộ dân ở các địa phương huyện Bắc Yên đã liên kết thành lập các hợp tác xã, phát huy hiệu quả việc liên kết, ứng dụng khoa học kỹ thuật, hướng tới phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.
Phát triển công nghiệp theo hướng xanh, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của huyện, năm 2025, huyện Văn Chấn phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp của huyện đạt 2.000 tỷ đồng.
Từ ngày 7/3/2025 đến 15/3/2025, Lễ hội Hương Sắc Na Hang chính thức diễn ra, mang đến không gian văn hóa rực rỡ và khoảnh khắc thiên nhiên đẹp say lòng người. Đây là thời điểm hoa lê nở rộ, phủ trắng khắp các bản làng, núi rừng.
Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 145 nghìn tấn chè, dự báo tốc độ tăng khối lượng xuất khẩu chỉ 0,8%/năm. Để tăng được giá trị của chè xuất khẩu, cần thúc đẩy canh tác chè hữu cơ, mở rộng trồng các giống chè đặc sản, đồng thời đầu tư vào chế biến đa dạng sản phẩm…
Nằm ở độ cao 1.500m - 1.800m so với mặt nước biển, được thiên nhiên ban tặng khí hậu mát mẻ, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên nổi tiếng với chè shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Chè Tà Xùa có vị đắng ngọt, hương vị đặc trưng hấp dẫn nên được ưa chuộng. Nhiều gia đình dân tộc Mông ở đây nhờ những gốc chè có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống.
Những năm qua, xã Pà Cò (Mai Châu) đã triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế, trên cơ sở phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương nhằm hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo, nâng cao thu nhập. Nhờ đó, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.
Sau nhiều năm bén rễ trên đất Tam Đường, hiện nay, cây chè chất lượng cao trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân thu nhập ổn định, từng bước giảm nghèo bền vững. Nhiều hộ thu nhập 150 - 300 triệu đồng từ bán chè búp...
Huyện Na Hang hiện có tổng diện tích chè Shan tuyết là trên 1.300 ha. Đầu năm 2021, chè Shan tuyết Na Hang đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Đây là chỉ dẫn địa lý thứ hai của tỉnh được bảo hộ sau chỉ dẫn địa lý Cam sành Hàm Yên. Hiện cây chè tại các xã được chứng nhận địa lý gồm: Sinh Long, Thượng Nông, Thượng Giáp, Hồng Thái, Khâu Tinh, Sơn Phú đang được từng bước áp dụng biện pháp sản xuất hữu cơ, từ đó nâng cao chất lượng, nâng tầm sản phẩm.
Sau nhiều tháng cùng ăn, cùng ở với đồng bào dân tộc Mông ở xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, chàng trai trẻ Đào Quang Vũ, sinh năm 1991, đến từ TP Vinh đã thành công chế biến búp chè tươi Shan tuyết thành thứ trà đặc sản, thơm ngon.
Suối Giàng (huyện Văn Chấn, Yên Bái) nổi tiếng với những cây chè Shan tuyết cổ thụ, những bản người Mông nguyên sơ và con đường hoa cải vàng rực rỡ.
Suối Giàng (huyện Văn Chấn, Yên Bái) nổi tiếng với những cây chè Shan tuyết cổ thụ, những bản người Mông nguyên sơ và con đường hoa cải vàng rực rỡ.
Tại huyện Tủa Chùa, những năm qua, mô hình phát triển sản phẩm OCOP được chú trọng triển khai, không chỉ mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế mà còn đẩy mạnh thương hiệu nông sản đặc trưng, riêng có của địa phương.
Chuyển đổi số (CĐS) đang lan tỏa mạnh mẽ vào từng ngõ ngách của đời sống, từ những phiên chợ vùng cao đến những văn phòng hành chính điện tử, từng bước thay đổi cách người dân Yên Bái làm việc, giao tiếp và phát triển kinh tế. Từ một tỉnh miền núi với nhiều hạn chế về hạ tầng và kinh tế, Yên Bái đang từng bước tiệm cận với kinh tế số.
Vị Xuyên hôm nay đã và đang vươn mình phát triển mạnh mẽ, biến đổi từ một chiến trường khốc liệt thành một huyện biên giới phát triển toàn diện cả về kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh.
Mỗi sản phẩm OCOP không chỉ là một món hàng, mà còn là kết tinh của đất và người, mang theo câu chuyện về bản sắc văn hóa, sự sáng tạo và khát vọng vươn lên. Tại Yên Bái, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã trở thành cú huých quan trọng giúp nông sản địa phương khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị và chinh phục những thị trường khó tính trong nước lẫn quốc tế.
Festival cao nguyên trắng Bắc Hà với chủ đề 'Nghiêng say mùa xuân' đang diễn ra với hàng loạt hoạt động hấp dẫn kéo dài như: Lễ hội nhảy lửa, ngắm sắc mận cao nguyên, lễ hội hoa lê, thưởng thức chè san tuyết cổ thụ, giải leo núi, giải chạy và các lễ hội xuân khác.
Ngày 14/2, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình
Nằm ở độ cao lớn và khí hậu mát mẻ, nhiều vùng núi ở Lai Châu được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những vùng chè cổ thụ rất giá trị.
25 năm qua, kể từ ngày vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng, đồng chí Già Tồng Thù, Bí thư Chi bộ bản Ka Dưới, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An vẫn giữ vẹn nguyên lời thề với Đảng, luôn nỗ lực, phấn đấu trở thành người đảng viên tốt, tấm gương sáng trong xóa đói, giảm nghèo để đồng bào Mông nơi đây noi theo.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Hà Giang ước đạt 6,0%; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều bình quân mỗi năm giảm 5,4%.
Hà Giang phấn đấu đến 2025 sẽ có 100 sản phẩm OCOP với 30% chủ thể OCOP là HTX; 20% là doanh nghiệp vừa và nhỏ; 10% làng nghề có sản phẩm OCOP góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương.
Thị xã Mộc Châu nơi có hàng nghìn héc ta cây ăn quả, rau màu sản xuất ứng dụng công nghệ cao và vùng chè san tuyết rộng lớn. Khi đến nơi đây, du khách không những được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, trong lành, mà còn được tham quan, trải nghiệm về quy trình sản xuất sản phẩm sạch, góp phần quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.
Sau hơn 5 năm triển khai, tính đến hết năm 2024, toàn tỉnh đã chứng nhận được 297 sản phẩm OCOP, trong đó có 25 sản phẩm đạt 4 sao, 272 sản phẩm đạt 3 sao.
Thị xã Mộc Châu nơi có hàng nghìn héc ta cây ăn quả, rau màu sản xuất ứng dụng công nghệ cao và vùng chè san tuyết rộng lớn. Khi đến nơi đây, du khách không những được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, trong lành, mà còn được tham quan, trải nghiệm về quy trình sản xuất sản phẩm sạch, góp phần quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.
Dự án mở rộng tuyến đường TP. Bắc Kạn - hồ Ba Bể kết nối với Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) là một công trình trọng điểm của tỉnh Bắc Kạn, mục đích phát triển du lịch hồ Ba Bể và tăng cường liên kết kinh tế vùng đến nay đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1.
Vườn quốc gia Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, nơi đây được ví như 'viên ngọc xanh' giữa đại ngàn với hệ động, thực vật phong phú. Vì vậy, tỉnh Phú Thọ đã phát triển nguồn tài nguyên gắn liền với du lịch xong vẫn đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường sinh thái.
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã đón gần 24.000 lượt khách đến tham quan và trải nghiệm.
Sản phẩm chè Tà Xùa của huyện Bắc Yên vừa được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 'Chè Tà Xùa Bắc Yên'. Đây là cơ sở giúp địa phương bảo vệ được danh tiếng, uy tín chất lượng của sản phẩm, nâng tầm giá trị cho búp chè cổ thụ trên đỉnh Tà Xùa và mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
Xuân mới Ất Tỵ 2025 đã đến, người dân Bắc Kạn rạo rực niềm tin vào sự đổi thay mạnh mẽ của quê hương, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ tỉnh.