Hỏi vậy vì đi khắp làng Báo Đáp (làng nghề làm đồ chơi Trung thu nổi tiếng ở Nam Định) chúng tôi chỉ tìm được duy nhất một hộ đang còn làm trống bỏi, một hộ khác được giới thiệu còn làm nghề nặn tò he nhưng thực tế không còn làm, chỉ thỉnh thoảng được Bảo tàng tỉnh mời đến trình diễn.
Cứ vào dịp đầu năm mới, vào dịp đêm mùng 7, ngày mùng 8 Tết Âm lịch, huyện Vụ Bản, Nam Định đón hàng vạn lượt khách ở khắp mọi nơi lại kéo nhau về chợ Viềng để mong 'mua' được may mắn cho năm mới.
Ngày 11/2, Ủy ban nhân dân thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực (Nam Định) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội chùa Đại Bi.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 56/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hàng năm, lễ hội chợ Viềng, Nam Định diễn ra vào đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 tháng Giêng. Năm nay, hội chợ Viềng xuân thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi đổ về họp chợ, cầu tài lộc, may mắn đầu năm.
Câu chuyện của chúng tôi chợt sôi nổi và hào hứng hẳn lên khi nhà thơ Đoàn Văn Mật chỉ tay vào một chiếc bình sứ cao chừng hơn 50 phân, dung tích cỡ 20 lít, với mầu men trắng xanh chủ đạo 'Chiếc bình sứ này em mới kiếm được đấy bác ạ. Sứ Vạn Ninh chính hiệu'.
Khác với thông thường, tại những phiên chợ này, người bán và người mua không quan trọng bán ít nhiều, đắt rẻ mà chỉ mong lấy lộc đầu năm.
Chợ Viềng là phiên chợ họp vào đêm ngày mồng 7, cả ngày mồng 8 tháng Giêng ở thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực) và các xã Kim Thái, Trung Thành, Quang Trung, thị trấn Gôi (huyện Vụ Bản), cùng của tỉnh Nam Định. Chỉ một đêm, một ngày, xưa cũng thế và nay cũng chỉ có thế…
Lễ hội Chùa Đại Bi, thị trấn Nam Giang (Nam Trực) là một trong 11 lễ hội trên cả nước được Bộ VH, TT và DL ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia theo Quyết định số 254/QĐ-BVHTTDL ngày 22-1-2020. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Có một câu ca được người Nam Định lưu truyền: 'Thứ nhất là hội Phủ Dầy/ Vui thì vui vậy, không tày chùa Bi '. Ngôi cổ tự này đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt từ năm 1964, ngoài thờ Phật thì còn thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh, thiền sư Giác Hải, Đức Bồ Đề Đạt Ma và thờ Mẫu….