Trong số 18 huyện, thị xã của thành phố Hà Nội, Đan Phượng luôn là lá cờ đầu trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Cùng với Thanh Trì, Đan Phượng là một trong hai huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cùng với phát triển kinh tế, việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa là vấn đề được đặt ra trong suốt quá trình Hà Nội triển khai xây dựng nông thôn mới.
Năm 2024, Chính lễ Đại lễ Phật Đản vào ngày rằm tháng Tư âm lịch. Vậy nên, hôm nay (22-5) ở nhiều ngôi chùa khu vực ngoại thành Hà Nội, tăng ni và phật tử tổ chức rất nhiều hoạt động kỷ niệm, ý nghĩa, như tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Huyện Đan Phượng là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, mang nét đặc trưng của văn hóa xứ Đoài với nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp văn hóa.
Hiện bài thơ Du lịch Đan Phượng (Hà Nội) được in trên kính cường lực dày 12mm, khổ rộng hơn 2mét, cao hơn 1m và trưng bày tại quán thơ xứ Đoài.
Là huyện ven đô, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, những năm qua, Đan Phượng đã khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển công nghiệp văn hóa.
Năm 2023 khép lại, nhiều huyện thuộc thành phố Hà Nội vượt chỉ tiêu rất cao về số xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Đặc biệt, hai huyện có 100% số xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, đó là Đan Phượng và Thanh Trì.
Ngày 3-1, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã thẩm định các xã: Liên Hồng, Hạ Mỗ, Thọ An (huyện Đan Phượng) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.
Xã Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng) thuộc vùng đất cổ có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời. Đây cũng là địa phương có món cháo se ăn bằng đũa rất độc đáo.
Một ngày cuối năm, từng chùm nắng mùa vàng như tơ óng ánh tỏa xuống mặt đất làm cho màn sương khói mờ ảo của đợt gió lạnh tăng cường tan biến, khiến cho vùng quê ngoại thành Hà Nội trở nên căng tràn nhựa sống.
Các loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc như ca trù Thượng Mỗ, hát chèo tàu Tân Hội, lễ hội thả diều Bá Dương Nội… cùng hệ thống di tích, lễ hội độc đáo, nhiều điểm đến hấp dẫn là lợi thế của huyện Đan Phượng khi phát triển công nghiệp văn hóa.
Kinhtedothi – Ngày 6/6, UBND huyện Đan Phượng phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và hướng dẫn du lịch tại điểm cho điểm du lịch xã Hạ Mỗ và điểm du lịch Khu sinh thái Đan Phượng.
Du lịch xanh bảo vệ môi trường là con đường phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi ngành du lịch phải xây dựng một bộ tiêu chí du lịch xanh áp dụng chung trên cả nước, qua đó doanh nghiệp phát triển mô hình này hiệu quả, lâu dài.
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng khoảng 20km về phía Tây Bắc, Chùa Hải Giác một di tích lịch sử quý báu của Việt Nam, cũng là 'Vốn cổ quý giá' được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1991.
Với số lượng di tích lịch sử phong phú, đến nay UBND huyện Đan Phượng cùng các phòng, ban chuyên môn đã vận dụng nhiều sáng kiến nhằm bảo vệ tốt các di tích. Việc vận động các cá nhân, tổ chức, DN trong và ngoài huyện đóng góp công sức, vật chất đã giúp nhiều di tích nhanh chóng được tu bổ, tôn tạo, bảo vệ được giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương và quốc gia.
Tối 17/4, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức lễ đón nhận Quyết định và Công bố điểm du lịch xã Hạ Mỗ, điểm du lịch Khu sinh thái Đan Phượng.
Tối 17-4, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đan Phượng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định và công bố điểm du lịch xã Hạ Mỗ, điểm du lịch Khu sinh thái Đan Phượng. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, từng bước xây dựng xã Hạ Mỗ, Khu sinh thái Đan Phượng là điểm du lịch hấp dẫn của Thủ đô.
Tối 17/4, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, tổ chức Lễ đón nhận quyết định và công bố điểm du lịch xã Hạ Mỗ, điểm du lịch Khu sinh thái Đan Phượng là điểm du lịch cấp thành phố.
Các doanh nghiệp đề xuất xây dựng chợ nổi tại huyện Đan Phượng để tạo điểm nhấn du lịch cho Thủ đô. Được biết, trong Đề án phát triển du lịch Sở Du lịch Hà Nội cũng đã đề xuất 2 điểm chợ nổi làm điểm nhấn, phục vụ khách du lịch.
Chiều 12-1, tại Hà Nội, các ông: Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trần Hồng Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết Chương trình phối hợp số 20 về thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2017 - 2020 và ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2021 - 2025.
UBND TP.Hà Nội vừa có các quyết định công nhận thêm 3 điểm du lịch: Điểm du lịch làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín), điểm du lịch Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng), điểm du lịch Khu sinh thái Đan Phượng (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng).
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định công nhận thêm ba điểm du lịch của thành phố. Trong đó, huyện Đan Phượng có hai điểm, gồm: điểm du lịch Hạ Mỗ (xã Hạ Mỗ), Khu sinh thái Đan Phượng (xã Đan Phượng). Điểm du lịch còn lại là làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín).