Sau những bỡ ngỡ ban đầu, nhiều thẩm phán tại các TAND đã dần thay đổi hẳn thói quen làm việc và bị trợ lý ảo pháp luật 'chinh phục'.
Hội Nhà báo Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu làm rõ việc đe dọa, xúc phạm danh dự, cản trở việc tác nghiệp của một nhà báo xảy ra tại Chùa Nga Hoàng (thị trấn Hợp Châu, huyện Tam Đảo).
Sau 9 tháng kể từ khi sư thầy Thích Thanh Toàn hoàn tục, Ban trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc vừa công bố nhân sự quản lý, điều hành chùa Nga Hoàng.
Ban trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc vừa công bố nhân sự quản lý, điều hành chùa Nga Hoàng, sau khi sư Thích Thanh Toàn bị bãi nhiệm trụ trì, hoàn tục.
Ngày 6-7, tại chùa Nga Hoàng (xã Hợp Châu, H.Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), diễn ra lễ công bố quyết định nhân sự quản lý và điều hành của chùa.
Chủ tịch UBND thị trấn Hợp Châu (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) cho biết, sau khi sư Thích Thanh Toàn bị tố gạ tình nữ phóng viên xả giới, hoàn tục thì tại chùa đang có 2 phe đấu đá nhau, chính quyền cũng rất đau đầu giải quyết.
Rộ tin sư thầy 'xin tý khí' sắp quay lại chùa sau khi xả giới; Bố nữ sinh giao gà ở Điện Biên kiến nghị không tử hình 6 bị cáo; Khởi tố vụ hàng trăm giang hồ đập phá quán ăn... là những tin nóng hôm nay 7/6.
Đại đức Thích Tâm Vượng - Phó trưởng ban kiêm chánh thư ký Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết, thầy Toàn đã hoàn tất việc bàn giao chùa Nga Hoàng cho Giáo hội Phật giáo.
Cafe CK cuối tuần này sôi động vì mang đậm tính thời sự thực tế. Nội dung xoay quanh chủ đề 'Dân giàu, nước mạnh'. Muốn nước mạnh thì dân phải giàu.
'Một tổ chức Phật giáo có gần 60.000 tăng ni…thì có một vài vị không giữ đúng giáo lý nhà Phật, với xã hội là thường tình', Hòa thượng Thích Thanh Đạt nói.
Trong 10 năm trụ trì, sư Toàn mở rộng chùa với nhiều hạng mục mới. Nhưng ông chỉ xây cho chùa các công trình tạm bợ, lai căng, còn biệt phủ của mình thì thiết kế nguy nga, kiên cố.
Trên diện tích gần 6.000 m2 mà sư Toàn mua lại của người dân đã mọc lên quần thể công trình kiến trúc bề thế, khang trang. Tuy nhiên, đất này chưa được chuyển nhượng theo Luật Đất đai nên là giao dịch bất hợp pháp.
Chính quyền xã Hợp Châu cho biết đã 5-6 lần xử phạt vi phạm về xây dựng nhưng sư Thích Thanh Toàn vẫn kiên quyết hoàn tất tư dinh bề thế bên cạnh chùa Nga Hoàng.
Chính quyền xã Hợp Châu cho biết đã 5-6 lần xử phạt vi phạm về xây dựng nhưng sư Thích Thanh Toàn vẫn kiên quyết hoàn tất tư dinh bề thế bên cạnh chùa Nga Hoàng.
Mấy ngày nay, khi bàn về sự hoàn tục của nhà sư Thích Thanh Toàn ở chùa Nga Hoàng, tỉnh Vĩnh Phúc, với số tài sản kếch xù mấy trăm tỉ đồng (đối với một cá nhân, lại là người tu hành), nhiều lập luận cho rằng những tài sản nào ông này đứng tên, ông ta hoàn toàn có quyền thủ đắc và mang theo.
Nói về việc sư Thích Thanh Toàn 'chém' sở hữu tài sản lên đến 200 -300 tỷ đồng, Đại biểu Phạm Văn Hòa nói rằng, có trụ trì chùa còn quản lý số tiền hơn nhiều lần số tiền đó, thậm chỉ cả ngàn tỷ bạc và đó là sự sơ hở trong Ban trị sự Phật giáo của Trung ương cũng như tỉnh Vĩnh Phúc, sơ hở trong quản lý nhà nước.
Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước cho rằng quỹ của cơ sở thờ tự cần được kiểm toán như doanh nghiệp, nhân vụ việc sư Thích Thanh Toàn xin giữ 300 tỷ đồng ở Vĩnh Phúc.
Đại đức Thích Tâm Vượng - Phó Trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, hiện Ban trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc chưa thực hiện tiếp quản chùa Nga Hoàng do thầy Toàn xin phép đi vắng đến ngoài 20 âm lịch mới về.
Sau vụ sư Toàn hoàn tục nhưng tuyên bố có tài sản 300 tỷ và đòi giữ lại, nhiều ý kiến quan ngại có chuyện lạm dụng tiền chùa và đề nghị cần cơ chế quản lý, kiểm soát tiền công đức.
Việc nhà sư Thích Thanh Toàn xin giữ lại khối tài sản trị giá hơn 300 tỷ đồng thuộc quyền sở hữu của mình khiến dư luận đặt câu hỏi về nguồn tiền đổ vào các cơ sở thờ tự hàng năm.
Khi có tranh chấp, sư thầy Thích Thanh Toàn buộc phải chứng minh số tài sản đó là thuộc sở hữu của cá nhân chứ không phải của Giáo hội.
Đại diện Ban Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc sư Toàn xin giữ lại tài sản mang tên cá nhân sẽ được xem xét giải quyết ngay trong tháng 10 này.
Câu chuyện sư Thích Thanh Toàn (Vĩnh Phúc) xả giới hoàn tục nhưng xin giữ lại tài sản 200-300 tỷ đồng gây tranh cãi. Tiền Phong trao đổi với Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam xung quanh câu chuyện có hay không việc lẫn lộn 'tiền sư, tiền chùa'.
Căn cứ theo Luật Phật, Hiến chương, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương thì sư Toàn không được quyền nhận tài sản, chỉ Giáo hội mới có quyền định đoạt tài sản. Như vậy, sau khi xả giới hoàn tục, Lê Hữu Long có thể sẽ 'trắng tay'... không đất cát, tiền bạc.
Sư thầy Thích Thanh Toàn sau khi có hành vi lệch chuẩn đạo đức đã phải làm đơn xin xả giới hoàn tục, song lại xin được giữ lại khối tài sản trị giá tới 200-300 tỷ đồng, và điều này đã trở thành chủ đề 'nóng' trong những ngày qua. Trả lời phỏng vấn VietTimes, PGS.TS. Bùi Hoài Sơn – Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã bình luận nhiều khía cạnh của vụ việc và gợi ý nên nhân rộng mô hình quản lý tiền công đức ở miếu Bà chúa Xứ Núi Sam, Châu Đốc, An Giang.
UBND huyện Tam Đảo cho biết đây là diện tích đất mà sư Toàn mua của người dân không thông qua chính quyền, chưa sang tên đổi chủ nên đề xuất giao cho xã Hợp Châu quản lý.
Ngày 9-10, UBND huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết đang hoàn tất báo cáo về các sai phạm của sư Thích Thanh Toàn liên quan đến việc mua bán, sử dụng đất đai, xây dựng trái phép tại chùa Nga Hoàng (ở xã Hợp Châu, Tam Đảo), đồng thời đề nghị thu hồi diện tích đất mua bán, sử dụng trái phép của sư Toàn trong thời gian trụ trì chùa Nga Hoàng.
Ai ra quyết định cho sư Toàn giữ lại khối tài sản lên tới 300 tỷ đồng sau khi hoàn tục, sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nếu sau này, sư Toàn bị phanh phui hành vi vi phạm, thì người đó cũng phải có trách nhiệm liên đới, bởi đã đồng lõa, đồng phạm hoặc ít nhất là nhắm mắt làm ngơ, đóng dấu ra quyết định một cách bừa bãi.