Sáng 25-10, Cơ quan CSĐT Công an TP.Châu Đốc (An Giang) đã ra quyết định tạm giữ hình sự Lê Văn Đến (19 tuổi), Võ Hoàng Thái Huy (35 tuổi) và Nguyễn Văn Dũng (49 tuổi, cùng ngụ phường Núi Sam) để điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Dù chị M. đã trả tiền trái cây và vật phẩm nhưng sau khi cúng, Dũng đòi 400.000 đồng, Huy đòi tiền 3 cây nhang 300.000 đồng, Đến đòi tiền cặp đèn cầy 400.000 đồng.
An Giang có rất nhiều ngôi chùa với kiến trúc phong phú nhưng độc đáo và nổi bật hơn cả là chùa Hang. Chùa Hang là tên gọi dân gian của chùa Phước Điền (Phước Điền Tự) có lịch sử hơn 100 năm tuổi, là 1 trong 4 Di tích Văn hóa lịch sử của núi Sam, tọa lạc trên triền núi Sam, thuộc địa phận TP.Châu Đốc, tỉnh An Giang.
TP. Châu Đốc (An Giang) là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch (DL), cửa ngõ giao thương quan trọng của tỉnh, vùng ĐBSCL với Vương quốc Campuchia và các nước Đông Nam Á. Châu Đốc có sông, núi hữu tình, cùng nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia, như: miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, chùa Phước Điền, đình thần Châu Phú... Mỗi năm, Châu Đốc đón trên 4 triệu lượt du khách đến tham quan DL, hành hương. Để phát huy tiềm năng sẵn có, Châu Đốc vừa triển khai kế hoạch phát triển DL tâm linh gắn với DL sinh thái đến năm 2025.
Để huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử của địa phương, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các hội, đoàn thể TP. Châu Đốc (An Giang) và người dân địa phương đã tích cực thực hiện việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản lịch sử - văn hóa.
Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) gây ra, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang ít nhiều bị ảnh hưởng. Do đó, bên cạnh việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, các địa phương cần có phương án duy trì các hoạt động du lịch, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể coi chùa Tây An là một biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Chùa Hang còn có tên gọi khác là chùa Phước Điền, nép mình trên triền núi Sam thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, có lịch sử hơn 100 năm, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng cả vùng Nam Bộ. Thế nhưng ít ai biết được giai thoại về cặp đôi mãng xà hung tợn hóa lành khi nghe tiếng tụng kinh ngày đêm của sư nữ ngôi chùa này.
Nằm trên sườn núi Sam, chùa Hang có tên chữ là chùa Phước Điền, là một ngôi chùa nổi tiếng Vùng Châu Đốc, An Giang. Lịch sử ngôi chùa này gắn liền với một giai thoại huyền bí về bà Lê Thị Thợ (1818 – 1899) – người sáng lập chùa.
Dù khó có thể kiểm chứng về độ thực hư, giai thoại về đôi mãng xà chùa Hang là một câu chuyện giàu ý nghĩa về khả năng cảm hóa chúng sinh - gồm con người và muôn loài - của Phật pháp.
Ngày 15/1, tại TP.Châu Đốc, tỉnh An Giang diễn ra Lễ công bố - vận hành Cổng thông tin Du lịch thông minh và Hệ thống quản lý lưu trú trực tuyến TP.Châu Đốc.
Du khách có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến du lịch hoặc lưu trú ở TP Châu Đốc một cách dễ dàng thông qua hệ thống quản lý trực tuyến.
Những ngày cuối năm 2019, Khu du lịch cáp treo núi Sam – TP. Châu Đốc (An Giang), dự án du lịch trọng điểm của tỉnh An Giang và khu vực ĐBSCL nằm trong quần thể Khu du lịch quốc gia núi Sam đang tất bật chuẩn bị để đón chào một mùa xuân mới…
TP. Châu Đốc có nhiều di tích văn hóa - lịch sử phong phú, đa dạng, với bề dày truyền thống văn hóa lâu đời. Phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch sẵn có, những năm qua, ngành du lịch Châu Đốc tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, những sản phẩm du lịch đặc trưng, đầu tư phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Chùa Hang hay còn gọi là Phước Điền tự là một Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nằm trên núi Sam cách cụm di tích chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ khoảng 1km. Với không gian yên tĩnh, chùa Hang được xem là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến TP. Châu Đốc.
Du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh An Giang mỗi năm thu hút hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế, trong đó, trọng điểm là Khu du lịch quốc gia (KDLQG) Núi Sam thuộc phường Núi Sam, TP Châu Ðốc. An Giang xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và định hướng thành phố Châu Ðốc với KDLQG Núi Sam là trọng tâm.
Trần Hoàng Đại Quốc Thuận là một chú hề bán bong bóng nghệ thuật nổi tiếng ở miền Tây. Anh có một cuộc sống gà trống nuôi con đầy cảm động.
Chùa Tây An nằm lưng chừng phía Đông núi Sam (TP. Châu Đốc). Nơi đây không chỉ lưu giữ những giá trị về nghệ thuật kiến trúc cổ xưa độc đáo, mà còn là 'kho' văn hóa - tín ngưỡng gắn liền công cuộc khai hoang, lập ấp của người dân An Giang...
TP. Châu Đốc được xem là cửa ngõ giao thương quan trọng của tỉnh, khu vực ĐBSCL với Vương quốc Campuchia và các nước ASEAN bằng đường bộ lẫn đường thủy. Đặc biệt, nơi đây có ngã 3 sông thơ mộng, danh lam thắng cảnh hữu tình và các di tích, như: miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, lăng ông Thoại Ngọc Hầu, chùa Phước Điền, chùa Tây An, đình thần Châu Phú... Bên cạnh đó, Châu Đốc còn có nhiều địa danh gắn liền với lịch sử thời kỳ mở đất, trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, như: kênh Vĩnh Tế, pháo đài núi Sam...
Dường như từ rất lâu rồi, Núi Sam – ngọn núi nhỏ nằm giữa lòng TP. Châu Đốc (An Giang) đã trở thành điểm đến khó thể bỏ qua đối với những ai đã quá ngột ngạt với ồn ào phố thị. Về với Núi Sam, du khách không chỉ được tẩy rửa bụi trần với những phút lắng đọng trong nghi thức tín ngưỡng, với cảnh trí hoang sơ của núi rừng miền biên viễn... mà còn được trải lòng ra với đất trời lồng lộng, với những cánh chim tung trời, những di tích trăm năm trầm mặc.... Tất cả đã mang đến có 5 điểm 'check in' khó đâu có được.
'An Giang có địa hình đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, từng là trung tâm của nền văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam; địa bàn chiến lược ở vùng biên cương Tây Nam dưới triều Nguyễn; xuất hiện nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử nổi tiếng. Vì vậy, địa bàn tỉnh trở thành một 'vùng di sản' hàng đầu ở ĐBSCL. Toàn tỉnh có 1.198 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Tính trung bình, mật độ di tích của tỉnh là 0,76 di tích/100km2. Đây là mật độ cao nhất trong vùng ĐBSCL. Có thể thấy rằng, trên địa bàn tỉnh nổi lên 3 trung tâm di sản hàng đầu là Thoại Sơn, Long Xuyên, Châu Đốc. Ba trung tâm này rất thuận lợi để kết nối thành tuyến du lịch (DL) hấp dẫn, gọi là 'Con đường di sản An Giang'- PGS.TS Đào Ngọc Cảnh (Trường Đại học Cần Thơ) nhận định.
Khu du lịch (KDL) núi Sam (TP. Châu Đốc) hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên độc đáo, có giá trị văn hóa tâm linh tín ngưỡng gắn với lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam lớn nhất vùng ĐBSCL. Đặc biệt, nơi đây có quần thể di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia (chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang, Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam), hàng năm đạt trên 4 triệu lượt khách, tỷ trọng của KDL núi Sam đóng góp cho GRDP TP. Châu Đốc trên 7%. Qua đó cho thấy, hoạt động KDL núi Sam đóng góp tích cực cho kinh tế - xã hội địa phương.
Núi Sam (còn gọi là Vĩnh Tế Sơn) cao 284m so với mực nước biển và thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Trên đỉnh núi Sam có một bệ đá lớn đã phủ rêu xanh, đây là nơi mà Bà Chúa Xứ đã ngự trước khi được đưa về miếu. Dọc đường lên núi có rất nhiều chùa, am, miếu thờ… nhưng nổi tiếng nhất trong khu du lịch Núi Sam là chùa miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, chùa Phước Điền và lăng Thoại Ngọc Hầu.
TP. Châu Đốc có vị trí quan trọng về thương mại, dịch vụ và kinh tế biên giới, nơi đây còn được xem là trung tâm du lịch (DL) của tỉnh và khu vực ĐBSCL, với quần thể di tích văn hóa - lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia, như: chùa Tây An, chùa Phước Điền (chùa Hang), lăng Thoại Ngọc Hầu… và Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam nổi tiếng, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
Núi Sam có tên khác Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn, cao 284m, có chu vi 5.200m, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Chùa Tây An (Tây An cổ tự) nằm lưng chừng phía Đông khu di tích danh thắng núi Sam (TP. Châu Đốc), không chỉ có giá trị về nghệ thuật kiến trúc cổ xưa độc đáo mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp, gắn liền với việc khai hoang, lập ấp của người dân An Giang xưa.
Trong không khí cả nước náo nức kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015), ngày 25/4/2015, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang sẽ long trọng tổ chức lễ công bố TP. Châu Đốc - thành phố thứ hai của tỉnh là đô thị loại II, đánh dấu chặng đường phấn đấu xây dựng quê hương của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây.