Trong các vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn, Quy hoạch điện 7, Xuyên Việt Oil, cơ quan chức năng đã tạm giữ hàng nghìn tỷ đồng, hơn 500 lượng vàng, hơn 1.400 sổ đỏ.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu chỉ đạo rà soát, xử lý nghiêm các vụ việc lãng phí lớn, xác định rõ trách nhiệm, xử lý tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đây là một trong những yêu cầu được Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nhấn mạnh tại Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo diễn ra sáng nay, 30.10.
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với phòng, chống lãng phí.
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực yêu cầu các cơ quan chức năng phấn đấu đến hết năm 2024 đưa ra xét xử sơ thẩm 2 vụ án trọng điểm liên quan AIC và Xuyên Việt Oil.
Ban Nội chính Trung ương cho hay từ đầu năm đến nay các cơ quan chức năng đã vận động, truy bắt được chín người liên quan trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực bỏ trốn ra nước ngoài.
Từ sau Phiên họp thứ 26 của Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ngày 14/8 đến nay, đã kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, khi thảo luận dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ý kiến một số đại biểu cho rằng, cần bổ sung vào luật các quy định siết chặt quản lý, xử lý nghiêm đơn vị, cá nhân liên quan đến các dự án đầu tư công chậm tiến độ, nhằm chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có thêm nhiệm vụ phòng, chống lãng phí với trọng tâm là phòng, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Ban Nội chính Trung ương cho biết Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UBKT Trung ương đã kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý
Thêm 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bị kỷ luật, nâng tổng số cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật từ đầu năm đến nay là 52 cán bộ.
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết: Bộ Công an đang triển khai nhiều biện pháp nhằm truy bắt, dẫn độ các đối tượng trốn truy nã về quy án, xét xử. Yêu cầu các đối tượng sớm về nước đầu thú.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực yêu cầu rà soát, xử lý các dự án dang dở, kéo dài, gây lãng phí nguồn lực nhà nước, xã hội. Trước hết là các Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức; dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM; các dự án điện năng lượng tái tạo đã xây dựng nhưng chưa được kết nối, vận hành...
Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện tinh thần quyết tâm cao độ trong việc chống lãng phí, giải quyết triệt để nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí tài sản công để giữ gìn và vực dậy nguồn lực phát triển đất nước.
Trong thời gian tới, bên cạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thì một nhiệm vụ trọng tâm mới được đề ra là phòng, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Sáng 30/10 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tổ chức cuộc họp để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Theo Ban Nội chính Trung ương, từ đầu năm đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 52 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Sáng nay 30/10, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Chiều 30/10, Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức thông báo kết quả cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Các đồng chí: Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Đặng Văn Dũng, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương; Tống Văn Thanh, Vụ trưởng Vụ Báo chí- Xuất Bản, Ban Tuyên giáo Trung ương và Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an đồng chủ trì buổi thông tin.
Đại biểu Quốc hội Dương Ngọc Hải (TPHCM) cho rằng, xử lý vật chứng và tài sản trong các vụ án thường kéo dài trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và cả giai đoạn thi hành án. Vì vậy, cần có nghị quyết thí điểm để xử lý sớm tài sản trong quá trình tố tụng, qua đó có thể tận dụng nguồn tài sản phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, tránh lãng phí.
Thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi sáng 30.10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, tinh thần của Chính phủ trong dự án Luật là thủ tục phải đơn giản nhất có thể. Đích hướng đến là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, công khai, minh bạch được trình tự, thủ tục thì cũng bảo đảm xây dựng Chính phủ liêm chính, hạn chế xin - cho, nhũng nhiễu, phòng ngừa tham nhũng. Thủ tục gọn nhẹ chính là chống lãng phí.
Ngày 30-10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy tháng 10/2024.
Loạt bài 'Lãng phí - Giặc nội xâm' trên Báo SGGP đã nhận được sự quan tâm tích cực của đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý, người dân. Đối với các thiết chế văn hóa, thông điệp này có ý nghĩa sâu sắc bởi không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên, mà còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, tạo nên những không gian sống động, gắn kết cộng đồng, góp phần lan tỏa văn hóa tiết kiệm và phát triển bền vững.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội
Vừa qua, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã ban hành Chỉ thị về việc triển khai phòng, chống lãng phí trong bối cảnh mới.
Với ba giải pháp và bốn phương án huy động nguồn lực cho dự án đường sắt tốc độ cao, công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường sắt tốc độ cao đã sẵn sàng để đảm bảo được nguồn lực về tài chính ở mức cao nhất.
Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII vừa diễn ra đã thống nhất khẳng định: Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đất nước đang đứng trước thời điểm mang tính bước ngoặt quyết định.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu về vấn đề chống lãng phí tại phiên thảo luận tổ ở kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, diễn ra vào chiều ngày 26/10/2024.
Sáng 30/10 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tổ chức cuộc họp để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng, việc chuẩn bị tài chính cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã sẵn sàng để đảm bảo nguồn lực ở mức cao nhất theo lộ trình phê duyệt.
Cho ý kiến về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) chiều nay, 29.10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, việc sửa đổi cần gắn với đổi mới công tác giám sát của cơ quan dân cử ở Trung ương và địa phương, giám sát ngay từ khi quyết định chủ trương đầu tư; bảo đảm thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí.
Tư tưởng của Bác Hồ về phòng, chống lãng phí đã có từ rất sớm. Trong phần mở đầu của cuốn Đường Kách mệnh (1927), Bác nhấn mạnh tư cách của người cách mệnh: 'Tự mình phải cần, kiệm'. Trong quan điểm của Hồ Chủ tịch, lãng phí có nghĩa là trái với tiết kiệm: Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là: 'Xem đồng tiền to bằng cái nống', gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu... Tiết kiệm cốt để giúp vào tǎng gia sản xuất, mà tǎng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và Nhân dân...'
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ sự nguy hại của lãng phí đối với đất nước: 'Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô'. Hiện nay, khi chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc nhận diện rõ hơn, từ đó thống nhất ý chí và hành động để đẩy lùi lãng phí có ý nghĩa sống còn.
Một trong những biểu hiện rõ nhất của lãng phí tại Việt Nam nằm ở các công trình công cộng và các dự án đầu tư công.
Điều đáng lo ngại nhất, sau thất vọng do lãng phí hiển hiện khắp nơi và kéo dài, người dân sẽ có thái độ thờ ơ, vô cảm, xem những chuyện bất thường (về lãng phí) là bình thường!
Trong bài viết 'Chống lãng phí', Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thủ tục hành chính rườm rà là một trong những nguyên nhân gây lãng phí lớn trong quản lý và phát triển kinh tế - xã hội. Những quy trình phức tạp, không cần thiết làm tiêu tốn nhiều thời gian, nguồn lực của nhà nước và người dân, gây khó khăn cho doanh nghiệp, tạo cảm giác bất bình và nản lòng, cản trở sự phát triển của đất nước.
Chiều 29/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 07 Luật. Phát biểu tại Tổ 10, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, đây là 02 dự án luật rất quan trọng, việc sửa đổi cần thể hiện rõ tư duy đổi mới trong xây dựng pháp luật; sửa đổi những vấn đề cấp thiết, tạo chuyển biến mạnh mẽ...
Tại sao phải phòng, chống lãng phí như chống 'giặc nội xâm', tương đương như phòng, chống tham nhũng và tiêu cực? Bởi sự tác động tiêu cực của lãng phí còn lớn hơn nhiều so với tham ô của công.
Theo ĐBQH, điều người dân bức xúc là người dân, người lao động khao khát có nhà ở nhưng rất nhiều nhà bỏ, để trống, nhiều dự án nhà ở bỏ hoang.
LTS: Loạt bài 'Lãng phí - Giặc nội xâm' trên Báo SGGP trong tuần qua đã nhận được sự quan tâm tích cực của đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý, người dân..., bày tỏ bức xúc về tình trạng lãng phí đang hiện hữu ở hầu khắp mọi ngành, lĩnh vực và trong cuộc sống đời thường.
Phát biểu khi thảo luận tổ tại Quốc hội, chiều 26/10, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa nhấn mạnh đến việc chống lãng phí. Tổng Bí thư chỉ rõ, 'có những dự án nhìn thấy được, nhưng dân hỏi không trả lời được, như đất vàng để hàng chục năm trời cho cỏ mọc, phải có ai chịu trách nhiệm chứ, nếu không làm được thì thu hồi'.
Để giảm lãi suất cho doanh nghiệp, trong bối cảnh lãi suất huy động không thể giảm thấp hơn nữa, các ngân hàng đang thực hiện tiết giảm chi phí hoạt động, tiết kiệm, chống lãng phí. Văn hóa phòng chống lãng phí đang được thực hiện ở nhiều ngân hàng.
Lãng phí đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển, gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước.