Nhếch nhác, lối đi lại chật hẹp, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), phòng cháy, chữa cháy (PCCC)... là những điều dễ nhận thấy tại nhiều chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh. Ở nhiều nơi, chính quyền địa phương đã chủ động đầu tư tu sửa, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tuy vậy vẫn còn không ít bất cập.
Những tháng đầu năm 2023, huyện Nông Cống tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra các giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng kinh tế - xã hội của Nông Cống ổn định và từng bước phát triển; quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
Thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, tạo được sự chuyển biến rõ rệt và đạt được nhiều kết quả quan trọng, thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh sản xuất thực phẩm an toàn có quy mô lớn, chất lượng cao; phát triển các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; phát triển các chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.
Theo báo cáo của Sở Công Thương, trên địa bàn tỉnh hiện có 388 chợ có khu vực kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của ngành công thương. Cùng với sự quyết tâm của ngành, dưới sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, từ năm 2018 đến nay, toàn tỉnh có 300/388 chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm (đạt 77%).
Năm 2020, Sở Công Thương được giao trực tiếp chỉ đạo xây dựng 4 chợ hạng 1 đạt chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm; hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng 218 chợ kinh doanh thực phẩm và 98 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh, 9 tháng năm 2020, toàn tỉnh đang triển khai xây dựng 291/232 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, trong đó có 162 chuỗi đã hoàn thành (đạt 69,8% so với chỉ tiêu được giao). Ở cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai xây dựng 4/3 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được giao. Ở cấp huyện, UBND các huyện, thị xã, thành phố đang triển khai xây dựng 287/229 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, gồm: 69 chuỗi lúa gạo, 85 chuỗi rau, quả, 85 chuỗi thịt gia súc, gia cầm, 48 chuỗi thủy sản.
Theo số liệu từ Sở Công Thương, 9 tháng năm 2020, tỉnh Thanh Hóa chỉ có 57/225 chợ được cấp giấy chứng nhận chợ đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP). Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương và ngành liên quan tập trung thực hiện các tiêu chí chợ đạt chuẩn ATTP.
Sáng 19-9, Sở Công thương tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm an toàn và cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn năm 2020.