Không khí kinh doanh tại nhiều chợ truyền thống trên địa bàn TPHCM khá trầm lắng; người bán đông hơn người mua... diễn ra phổ biến. TPHCM đã có kế hoạch thu hẹp quy mô, nâng cấp chợ để phát triển dịch vụ, du lịch, tuy nhiên công tác triển khai vẫn loay hoay.
Một số mặt hàng tại các địa phương chịu tác động trực tiếp bởi mưa lũ, bão đã tăng giá đáng kể. Trong khi đó, TPHCM và một số tỉnh khu vực ĐBSCL giá cả được duy trì ổn định. Ngành công thương TPHCM đã phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại, chợ đầu mối để duy trì nguồn hàng cũng như có mức giá bình ổn.
'Hàng hóa về chợ tăng nhưng vắng khách mua. Những năm gần đây, các dịp Rằm lớn lại càng vắng khách hàng đến chợ mua sắm' – bà Tâm, tiểu thương kinh doanh trái cây trên đường Trần Quý (quận 5, TPHCM) cho biết.
Ngày 24/7, nữ biệt động Sài Gòn Trần Thị Yến Ngọc - Thu 'Bà Điểm' kiên trung đã từ biệt gia đình, đồng đội, rời xa dương thế để đến với những đồng chí, đồng đội của mình ở bên kia thế giới. Trước đó không lâu, chúng tôi gặp bà tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn (BĐSG)
Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, để tiết chế được đà tăng giá theo lương, vai trò quan trọng nhất thuộc về các cơ quan quản lý giá.
Ngày 9-6, tại các chợ và hệ thống siêu thị trên địa bàn TPHCM, người dân tấp nập mua sắm trái cây, bánh ú tro, cơm rượu dịp Tết Đoan Ngọ (5-5 âm lịch).
Không chỉ ảnh hưởng từ tỷ giá, xăng dầu, chi phí vận chuyển… thông tin cải cách tiền lương từ 1/7 cũng ảnh hưởng tới giá hàng hóa, thực phẩm tại TPHCM.
Nhiều mặt hàng thiết lập mặt bằng giá mới cao hơn thời điểm cuối năm 2023 từ 5%-10%, trong khi sức mua ì ạch. Để từng bước vực dậy sức mua, các hệ thống bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi…) đã bắt tay chặt hơn với nhà cung ứng, liên tục chạy chương trình ưu đãi, mở ra cơ hội mua hàng giá tốt cho người tiêu dùng.
UBND quận 1, 10 và 11 (TPHCM) vừa đề xuất danh mục khoảng 100 tuyến đường với các đoạn vỉa hè đủ điều kiện tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua bán hàng hóa, giữ xe máy để thực hiện thí điểm thu phí.
Quận 10 đề xuất sử dụng hè phố tạm thời làm điểm trông, giữ xe có thu phí ở xung quanh các bệnh viện như Bệnh viện Trưng Vương, phố ẩm thực Hồ Thị Kỷ...
Trong bối cảnh yếu tố trong nước và thế giới đang hỗ trợ giá vàng liên tục tăng những ngày này, thị trường cũng 'nóng' lên khi lượng người giao dịch mua bán vàng ngày càng tăng. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, người dân không nên đổ xô mua vàng khi giá vàng đang tăng mạnh.
Rằm tháng Giêng còn gọi là một trong những ngày rằm lớn trong năm. Những ngày này, đồ chay, hoa trái cúng đều đắt hàng, đắt giá; thế nhưng năm nay lại không như thế...
Sáng 19-2 (mùng 10 tháng Giêng), người dân tấp nập sắm sửa đồ cúng Thần Tài. Trong đó, một số mặt hàng như cá lóc nướng, heo quay, tôm, cua, gà luộc… thu hút nhiều người mua.
Sáng 11-2 (mùng 2 Tết Giáp Thìn), một số chợ lẻ, siêu thị… trên địa bàn TPHCM bắt đầu mở cửa trở lại, phục vụ nhu cầu mua sắm sớm của người dân.
Nhiều cửa hàng thời trang tại TP.HCM tranh thủ giảm giá sâu để xả hàng trong dịp sát Tết Giáp Thìn 2024.
Nếu không đưa về quy củ, các giá trị về mỹ quan đô thị sẽ bị tổn thương, sự thiệt hại về thời gian, công việc do lộn xộn, ùn ứ thì khó có thể đong đếm…
Hàng loạt tuyến đường ở TP HCM xuất hiện tình trạng lấn chiếm để buôn bán gây nên ùn ứ giao thông và làm xấu mỹ quan đô thị
Trái cây tươi ngon, hoa kiểng rực rỡ sắc màu… tấp nập đổ về phục vụ mùa mua sắm cao điểm Tết Nguyên đán. Tuy vậy, đã bắt đầu có hiện tượng tăng giá tại một số chợ bán lẻ.
Hơn một tuần nay, gạo bán lẻ trong nước được bán tại các cửa hàng tăng 5%-15% nên một số người dân mua tích trữ. Tuy nhiên, các hệ thống phân phối vẫn bán giá bình ổn, thậm chí còn có các chương trình khuyến mãi.
Từ sáng sớm 5/2 (Rằm tháng Giêng), các chợ và siêu thị tại TP.HCM đã nhộn nhịp, ngoại trừ hoa và trái cây tăng giá, giá các mặt hàng khá ổn định.
Ngày 23 tháng Chạp, tại các chợ một số mặt hàng hoa giá có biến động
Ngày 13/1, thị trường hàng hóa tiêu dùng thiết yếu tại TP Hồ Chí Minh nhộn nhịp hơn thời điểm bình thường do hầu hết đơn vị kinh doanh đều cung ứng ra thị trường đa dạng mặt hàng phục vụ Tết ông Công, ông Táo.
Giá nhiều loại trái cây tăng nhanh, đặc biệt là xoài cát bất ngờ tăng cao đến khó tin, lên tới cả trăm nghìn môt quả. Trong khi đó, giá rau, thịt bắt đầu hạ nhiệt, còn giá nhiều loại hải sản tăng, giảm trái chiều.
Giá xăng dầu đã được điều chỉnh giảm 5 lần liên tiếp, người tiêu dùng muốn biết giá cả các mặt hàng lương thực thực phẩm ngoài chợ hiện ra sao, có giảm theo xăng dầu hay còn 'ăn vạ' và neo cao.
Sau dịch, sức mua thấp cộng với sức ép cạnh tranh từ các khu tự phát xung quanh khiến nhiều chợ truyền thống ở TP.HCM vắng khách.
Nhiều cửa hàng, tiệm bán đồ chay tại TPHCM tăng lượng bán lên 2-3 lần phục vụ khách mua trong ngày rằm tháng Giêng.
Thịt heo ba rọi hết sớm là do giá tăng cao, tiểu thương không dám lấy hàng nhiều chứ không phải do hút hàng.
Sau khi TPHCM từng bước chuyển sang giai đoạn 'bình thường mới', tình trạng chợ tự phát, hàng rong lấn chiếm vỉa hè, khu vực công cộng để buôn bán tái diễn ở nhiều nơi. Ở một số khu vực, hầu như phần vỉa hè bị chiếm trọn, thường xuyên tập trung đông người, không đảm bảo các quy định 5K, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Đến nay đã có 34 chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM hoạt động trở lại nhưng vẫn còn hơn 200 chợ vẫn cửa đóng then cài.
Kinthedothi - Theo Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, tính đến sáng nay (8/10), đã có 34/234 chợ truyền thống mở cửa hoạt động trở lại, đẩy giá rau củ, thịt cá giảm mạnh so với thời điểm trước.
Chính quyền TP Hồ Chí Minh có chủ trương, từ ngày 1/10, sẽ cho phép chợ đầu mối và chợ truyền thống trên địa bàn mở cửa hoạt động trở lại thay vì chỉ là điểm trung chuyển như hiện nay.
Trong hai ngày gần đây, lượng người ra đường ở TP.HCM đông hơn, một số nơi vẫn tụ tập buôn bán.
Để giảm tải cho hệ thống siêu thị, TP.HCM yêu cầu Sở Công Thương nghiên cứu thêm các mô hình mua sắm phù hợp.