Ngư dân xứ Thanh 'bám biển' để cung ứng hải sản cho thị trường dịp nghỉ lễ

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày nên dự ước nhu cầu sử dụng hải sản của thị trường tăng mạnh, giá thành cũng tăng so với những ngày thường. Do đó, ngư dân xứ Thanh vẫn ngày ngày bám biển, để nâng cao hiệu quả kinh tế và đáp ứng được nhu cầu về hải sản tươi, ngon của thị trường.

Dự án hơn 100 tỷ đồng dang dở: TP Thanh Hóa báo cáo gì sau phản ánh của Báo Sức khỏe và Đời sống?

Sau chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc kiểm tra, xử lý những vấn đề Báo Sức khỏe và Đời sống phản ánh tại Dự án Hồ Thành khu vực II hơn 100 tỷ đồng dang dở, gây ô nhiễm môi trường, UBND TP Thanh Hóa đã có báo cáo chi tiết và những kiến nghị đề xuất.

Dạo phố Thanh ăn quà vặt

Chao ôi! vào cái lúc đói điên đói đảo, mệt đứ đừ sau một ngày học hành vất vả, ta nán lại thêm một chút trước khi về nhà mà ghé vào hàng quán ven đường Hàn Thuyên làm vài cái bánh khoái tép, bánh khoái trứng chấm với nước mắm chua chua ngọt ngọt đỏ au ớt bột thì còn cái ngon nào bằng. Kể cũng khéo món quà bánh đơn giản đó sao lại rõ hợp vị những thực khánh lúc chiều tối.

Dạo phố Thanh ăn quà vặt

Chao ôi! vào cái lúc đói điên đói đảo, mệt đứ đừ sau một ngày học hành vất vả, ta nán lại thêm một chút trước khi về nhà mà ghé vào hàng quán ven đường Hàn Thuyên làm vài cái bánh khoái tép, bánh khoái trứng chấm với nước mắm chua chua ngọt ngọt đỏ au ớt bột thì còn cái ngon nào bằng. Kể cũng khéo món quà bánh đơn giản đó sao lại rõ hợp vị những thực khánh lúc chiều tối.

Nhọc nhằn mưu sinh ngày cận tết

Với mong muốn có được một cái tết ấm no, sung túc, 'cửu vạn' ở các khu chợ không quản ngày đêm, giá rét miệt mài khuân vác, bốc dỡ hàng hóa... ai thuê gì làm nấy để kiếm thêm thu nhập.

Gợi ý 5 địa điểm bán bánh lọc Huế thơm ngon, chuẩn vị tại Thanh Hóa

Bánh lọc Huế - một biểu tượng ẩm thực của vùng đất cố đô Huế xưa đã từ lâu trở thành một món ăn được người dân Thanh Hóa vô cùng yêu thích. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn 5 địa điểm bán bánh lọc Huế thơm ngon tại Thanh Hóa.

Thanh Hóa: Phường Tân Sơn ra quân làm sạch đẹp đường phố

Ngày 28/10, phường Tân Sơn, TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) đã ra quân tổng vệ sinh khu vực xung quanh Hồ Thành và tuyến đường Triệu Quốc Đạt.

Nhiều tiện ích từ ngân hàng số: Thanh toán không dùng tiền mặt

Thời đại công nghệ số phát triển, các phương thức thanh toán hiện đại ngày càng được người tiêu dùng tin dùng vì các tiện ích của nó; tiêu biểu nhất phải kể đến hình thức thanh toán bằng QR code.

Nâng cao ý thức trong công tác phòng cháy, chữa cháy tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

Trung tâm thương mại (TTTM), siêu thị, chợ là nơi tập trung nhiều hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, bởi vậy nguy cơ cháy nổ cũng luôn tiềm tàng ở mức độ cao. Do đó, việc thường xuyên kiểm tra, rà soát, chủ động phòng ngừa hỏa hoạn ở những nơi này sẽ nâng cao ý thức cho người dân, doanh nghiệp về công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC).

Chợ truyền thống vì sao 'lép vế'?

Theo nhận định của nhiều tiểu thương đang kinh doanh tại các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh, số lượng khách hàng đến mua bán, giao thương tại chợ ngày càng giảm, việc lưu thông hàng hóa chậm hơn so với giai đoạn trước. Cùng với đó, so sánh với những loại hình thương mại hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện ích, thương mại điện tử, thì chợ truyền thống đang dần 'lép vế'.

Người dân vất vả mưu sinh dưới trời nắng như 'đổ lửa'

Dưới cái nắng như 'đổ lửa', vì mưu sinh nhiều người dân trên địa bàn Thanh Hóa vẫn phải vất vả làm việc trên khắp các nẻo đường.

TP Thanh Hóa nhân rộng mô hình chợ 4.0

Mô hình chợ 4.0 đang được TP Thanh Hóa đẩy mạnh xây dựng nhằm đưa thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu của người dân, từ giao dịch trị giá lớn đến những giao dịch trị giá nhỏ trong đời sống hàng ngày, góp phần xây dựng các công dân số. Tuy nhiên, để mô hình chợ 4.0 thực sự phát huy hiệu quả, cần thêm sự quan tâm, chung tay giữa cơ quan quản lý, đơn vị cung cấp dịch vụ và người dân.

Giá lợn hơi giảm, người chăn nuôi gặp khó

Giá lợn hơi giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng và hiện vẫn ở mức cao, kéo theo chi phí sản xuất tăng, tạo áp lực lớn đối với người chăn nuôi lợn, nhất là những hộ nuôi nhỏ lẻ.

Vất vả tìm giúp việc sau tết

Mới mùng 2 tết nhưng chị Nguyễn Thảo (TP Thanh Hóa) đã lên mạng đăng tìm kiếm người giúp việc đi làm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, với nội dung: 'Mình cần tìm giúp việc gia đình tuổi từ 45 trở lên. Tính tình thật thà, chăm chỉ, chịu khó, xác định đi lâu dài, biết nấu ăn, lương 6 triệu, nghỉ 2 ngày/tháng. LH 091976… , nhà gần chợ Tây Thành, TP Thanh Hóa'.

Làm đẹp cho những đôi giày, dép cũ

Một ngày làm việc của chị Đặng Thị Hồng, người chuyên khâu dán, sửa giày dép bên hông Chợ Tây Thành, phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa bắt đầu từ 7h sáng đến 6h chiều, thậm chí muộn hơn nếu khách hàng cần gấp. Vậy mà chị đã gắn bó với công việc này 23 năm.

Chợ Tây Thành nỗ lực quản lý việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết

Với đa dạng các mặt hàng như quần áo, giày dép, túi xách, đồ trang sức, vải… chợ Tây Thành từng được ví như 'kinh đô thời trang' ở TP Thanh Hóa. Trong quá trình hoạt động, có thời điểm chợ nhận được nhiều ý kiến phản ánh của khách hàng về việc tiểu thương chưa thực hiện nghiêm quy định về niêm yết giá và bán hàng không đúng giá niêm yết trên sản phẩm. Những năm gần đây nhờ triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp mà tình trạng nêu trên đã cơ bản được quản lý, kiểm soát hiệu quả.

Mưu sinh những ngày cuối năm

Những ngày cuối của năm cũ, khi phố phường tấp nập và chộn rộn đón chào năm mới, cũng là thời điểm còn nhiều người đang mải miết chạy đua với thời gian, vất vả mưu sinh, mong có thêm thu nhập, chuẩn bị cho gia đình một cái tết tươm tất...

Các mốc dịch tễ liên quan đến 15 ca mắc COVID-19 mới trên địa bàn TP Thanh Hóa

Liên quan đến 15 ca mắc COVID-19 mới ghi nhận, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP Thanh Hóa phát đi thông báo khẩn về các mốc dịch tễ liên quan đến các ca bệnh, đề nghị những người có liên quan khẩn trương đến cơ quan y tế gần nhất khai báo y tế để được hướng dẫn áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định.

Tiểu thương chợ truyền thống thấp thỏm mùa tết

Đã thành thông lệ, vào quý IV hằng năm tiểu thương kinh doanh tại các chợ truyền thống bắt đầu thu mua, tích trữ hàng hóa cho dịp tết. Tuy nhiên, năm nay, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, tại nhiều chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh sức mua bị giảm mạnh khiến các tiểu thương lo lắng, băn khoăn về sức tiêu thụ dịp tết nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Cảnh báo nguy cơ từ mỹ phẩm giả tràn lan

Ham lợi nhuận, nhiều cá nhân, cơ sở vẫn âm thầm sản xuất hóa mỹ phẩm giả để tuồn ra thị trường. Vì vậy, người tiêu dùng nên tự bảo vệ mình bằng cách tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi mua, tránh tiếp tay cho hàng giả, 'tiền mất tật mang'.

Mưa bão, rau đồng loạt tăng giá

Do ảnh hưởng của cơn bão số 7 và bão số 8, những ngày gần đây trên địa bàn Thanh Hóa xảy ra mưa liên tiếp khiến nhiều loại rau đồng loạt tăng giá, trong đó nhiều loại tăng gấp đôi thậm chí gấp 3 so với giá bán những ngày trước bão.

Rau xanh, củ, quả tăng giá, nhưng dự báo sẽ sớm ổn định trở lại

Do ảnh hưởng của thời tiết, thời gian gần diện tích trồng rau màu, lúa của người dân trên địa bàn tỉnh bị ngập úng, hư hại, nhất là các loại rau đang đến kỳ thu hoạch như rau cải, rau mồng tơi, rau muống... Thêm vào đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, lượng rau, củ, quả vận chuyển từ các tỉnh, thành phố khác về Thanh Hóa bị hạn chế. Do vậy, giá cả rau xanh, củ, quả tươi trên địa bàn TP Thanh Hóa thời gian gần đây tăng cao, thậm chí có loại tăng gấp đôi.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát dịch COVID-19 tại các chợ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trung tâm thương mại

Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống... là những địa điểm tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ lây lan dịch bệnh do tập trung đông người. Do đó, việc tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu vực này luôn được các địa phương trên địa bàn tỉnh chú trọng.

Phát triển chợ truyền thống trong xu thế mới

Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương, trên địa bàn tỉnh có 381 chợ đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng chục nghìn hộ kinh doanh. Những năm gần đây, sự xuất hiện ngày càng nhiều kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi... đã làm tăng áp lực cạnh tranh, giảm sức tiêu thụ của các chợ truyền thống. Do đó, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương, tiểu thương kinh doanh tại chợ đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để phát triển ổn định, hiệu quả, phù hợp với xu thế của thị trường.

Nỗi lo mất an toàn thực phẩm tại các chợ dân sinh

Chợ truyền thống là nơi cung cấp nguồn thực phẩm thường xuyên cho hầu hết người dân. Tuy nhiên hiện nay nhiều chợ cơ sở hạ tầng không đảm bảo, ý thức của tiểu thương chưa cao gây nên nỗi lo mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Tập trung xây dựng chợ đạt chuẩn về an toàn thực phẩm

Theo báo cáo của Sở Công Thương, trên địa bàn tỉnh hiện có 388 chợ có khu vực kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của ngành công thương. Cùng với sự quyết tâm của ngành, dưới sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, từ năm 2018 đến nay, toàn tỉnh có 300/388 chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm (đạt 77%).

Niêm yết giá tại chợ truyền thống - vấn đề còn nan giải

Việc niêm yết giá được quy định tại Luật Giá năm 2012 và Nghị định 177/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ. Theo đó, trên địa bàn tỉnh, từ ngày 1-1-2014, việc niêm yết giá được triển khai bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy, việc thực hiện niêm yết giá chủ yếu mới được triển khai thực hiện tại các siêu thị, trung tâm thương mại; tại hệ thống chợ truyền thống, vấn đề này còn khá nan giải.

Xã Ngọc Liên xây dựng sản phẩm miến dong thành OCOP cấp tỉnh

Đã thành thông lệ, thời điểm cuối tháng 10 âm lịch, người dân xã Ngọc Liên (Ngọc Lặc) lại bắt tay vào vụ sản xuất miến dong. Năm nay, nhiều hộ đầu tư máy cán sợi nhỏ, mịn để cung cấp ra thị trường sản phẩm miến mềm, dai, mang hương vị đặc trưng của củ dong riềng trên đất Ngọc Lặc.

Ngoài nem chua xứ Thanh còn nhiều đặc sản ngon nức tiếng giá cực bình dân mà khi đi ai cũng muốn mua về

Chắc chắn bạn đã từng thưởng thức qua những món ăn này ít nhất là một lần. Chúng đều là đặc sản đến từ vùng đất 'địa linh nhân kiệt' Thanh Hóa.

Cần quản lý nghiêm việc niêm yết giá tại các chợ truyền thống

Dù quy định phải niêm yết giá hàng hóa và bán đúng theo giá đã niêm yết nhưng thực tế hiện nay, nhiều cửa hàng, đại lý vẫn chưa thực hiện nghiêm túc. Tình trạng không niêm yết giá hoặc niêm yết nhưng không bán đúng giá đã khiến cho người tiêu dùng giảm niềm tin vào môi trường kinh doanh tại nhiều chợ truyền thống.

Hướng đi mới cho mô hình chợ truyền thống

Bài 2: Thay đổi để thích ứngHiện cả nước có khoảng 9.000 chợ (trong đó chỉ có từ 15% - 20% chợ loại I và loại II, còn lại là chợ loại III và nhỏ lẻ). Theo dự báo, số lượng chợ truyền thống có xu hướng giảm dần để nhường chân cho các kênh bán lẻ hiện đại. Vì thế, để không bị xóa sổ, biến mất trước sự phát triển nhanh chóng các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại (TTTM) đòi hỏi chợ truyền thống phải có những thay đổi nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thói quen mua bán hàng hóa của người tiêu dùng, đồng thời hướng tới xu thế phát triển hiện đại.

Tuyến xe buýt nhanh TP Thanh Hóa – thị trấn Thường Xuân đi vào hoạt động

Tuyến xe buýt nhanh số 04: TP Thanh Hóa – thị trấn Thường Xuân của Công ty TNHH Hoa Dũng đã chính thức đi vào hoạt động.

Chủ động phòng chống dịch nCoV tại các chợ

Chợ - nơi tập trung đông người và lượng người từ nhiều nơi đến thực hiện các giao dịch, trao đổi buôn bán, do đó, đây là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh. Trước diễn biến khó lường, ngày càng phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) gây ra, Ban quản lý (BQL) các chợ trên địa bàn tỉnh đã tăng cường, chủ động phòng chống dịch với nhiều biện pháp thiết thực.

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm dịp Tết Nguyên đán

Là một trong những khâu quan trọng trước khi đưa thực phẩm tươi sống đến với người tiêu dùng, tuy nhiên, việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập. Thực trạng này không chỉ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, mà còn là nỗi lo thường trực của người tiêu dùng, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.

Niêm yết giá tại các chợ - vẫn chuyện 'đá ném ao bèo'

Tình trạng niêm yết giá nhưng không bán theo giá niêm yết và không thực hiện niêm yết giá trên các mặt hàng dường như trở thành 'chuyện thường ngày' ở các chợ trên địa bàn tỉnh. Và, chuyện thường ngày ấy không chỉ được người bán áp dụng triệt để mà người mua cũng vui vẻ chấp nhận để rồi vẫn giữ thói quen mặc cả khi mua hàng.

Làng nghề làm bánh đa nem nổi tiếng xứ Thanh vào vụ Tết

Những ngày này, gần 150 hộ sản xuất bánh đa nem tại Thiệu Châu đang gấp rút huy động toàn bộ nhân lực chạy đua với thời gian để kịp các đơn hàng phục vụ tết Nguyên Đán Canh Tý 2020.

Xử phạt 774 vụ vi phạm về giá

Nhằm giữ ổn định thị trường hàng hóa tiêu dùng, cùng với việc khuyến khích sản xuất, điều tiết lưu thông hàng hóa, các lực lượng chức năng cũng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, ép giá.

Ghi nhận tại các chợ kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chuẩn

Mô hình chợ kinh doanh thực phẩm đạt TCVN 11856:2017 (gọi tắt là chợ KDTPĐTC) được triển khai trên địa bàn tỉnh từ năm 2013 tại một số chợ trên địa bàn TP Thanh Hóa. Để xây dựng các chợ KDTPĐTC, ngày 30-12-2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 5129/QĐ-UBND quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận chợ KDTPĐTC và trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh, làm căn cứ, cơ sở để các sở, ngành, đơn vị, địa phương và tiểu thương triển khai thực hiện. Tiếp đó, đầu năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 335/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu thực hiện công tác bảo đảm ATTP cho các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Việc triển khai mô hình chợ KDTPĐTC đã bước đầu hình thành các chợ hàng hóa nông sản, thực phẩm có xuất xứ nguồn gốc, cung ứng cho người tiêu dùng sản phẩm nông sản, thực phẩm bảo đảm ATTP.

Thanh Hóa: Xác định được tài xế gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn

Liên quan đến vụ tai nạn giao thông xảy ra tại ngã 4 Trần Phú - Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) làm một nam thanh niên tử vong tối 14/7, Công an TP Thanh Hóa đã xác định tài xế gây tai nạn rồi bỏ trốn là ông Lê Văn Hưng.

Xác định được lái xe gây tai nạn làm 1 người chết, 1 người bị thương

Công an TP Thanh Hóa cho biết vừa điều tra làm rõ và xác định được phương tiện và người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ TNGT xảy ra tại ngã 4 Trần Phú – Nguyễn Trãi, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa vào tối 14-7, khiến 1 người chết, 1 người bị thương.

Chuyển biến từ những cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn

Cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn được hình thành và ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn ngày càng cao của người dân. Khi mới đi vào hoạt động, do nhiều nguyên nhân, nên hầu hết các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đều trong tình trạng ảm đạm, sức tiêu thụ thấp. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hoạt động của các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đã có nhiều chuyển biến tích cực kể cả về doanh thu, cách thức hoạt động hay việc đa dạng chủng loại sản phẩm, nhằm thu hút người tiêu dùng.

Nhập nhèm hàng ngoại

Nắm bắt tâm lý người tiêu dùng có xu hướng ưa chuộng sử dụng hàng ngoại, thị trường kinh doanh các mặt hàng này cũng trở nên sôi động.