Chợ nổi mang nét văn hóa độc đáo trong đời sống thường ngày của người dân miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động của chợ nổi đang có nguy cơ mai một dần. Do vậy, rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành và người dân chung tay gìn giữ, phát huy di sản văn hóa chợ nổi miền Tây.
Các bờ kè chống sụt lún và sự phát triển của hạ tầng đường bộ không chỉ đẩy chợ nổi tại Đồng bằng sông Cửu Long đến bờ vực biến mất, mà còn đẩy sinh kế của nhiều người dân nơi đây vào ngõ cụt.
Ngày 28 và 29-6 vừa qua, TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức sự kiện 'Ngày hội du lịch và xúc tiến đầu tư năm 2024', gồm chuỗi sự kiện giới thiệu về du lịch và kêu gọi đầu tư vào địa phương. Đây là một trong những nỗ lực để đánh thức du lịch nơi có bảy dòng sông giao nhau.
Thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang - xứ sở 'Tình anh bán chiếu', với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch của tỉnh; điểm đến lý tưởng của nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải tăng cường thu hút đầu tư trong các lĩnh vực.
Trong 2 ngày 28 và 29/6, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức 'Ngày hội du lịch và xúc tiến đầu tư' năm 2024. Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập thị xã, 10 năm đô thị loại III, 5 năm công nhận thành phố, 110 năm hình thành vùng đất Ngã Bảy- nơi hội tụ của 7 dòng sông, tạo nên hình ảnh độc đáo.
Hôm nay (29/6) tại thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đã diễn ra Hội thảo 'Sức bật du lịch và xúc tiến đầu tư: Thành phố Ngã Bảy, cơ hội của bạn'. Tham dự hội thảo có hơn 300 đại biểu đến từ các viện, trường, hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp ở TP.HCM và ĐBSCL.
TP Ngã Bảy (Hậu Giang) nghiên cứu khai thác tiềm năng du lịch của chợ nổi Ngã Bảy, trong đó có việc tái hiện chợ nổi để khai thác du lịch.
Hậu Giang đang trên đà phát triển du lịch và có nhiều điểm đến hấp dẫn. Theo nghị quyết 4 trụ cột của tỉnh ủy là phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo, Hậu Giang quyết tâm tạo sự đột phá trong phát triển du lịch, trong đó đẩy mạnh khai thác di sản văn hóa, tạo 'đòn bẩy' để phát triển du lịch thời gian tới.
'Khách châu Âu sang du lịch ở đồng bằng miền Tây thích sông Mekong và mê chợ nổi dữ lắm! Một số doanh nghiệp du lịch của nước ta đã nắm bắt điều đó, luôn chú trọng khai thác văn hóa, lịch sử, ẩm thực, đặc điểm miền sông nước khi làm du lịch. Làm như vậy là đúng rồi, không cần đưa thêm những thứ 'ngoại lai' vào làm gì, để làm mất đi bản sắc văn hóa độc đáo của mình, mà khách quốc tế họ lại chê'.
Đây là thành phố thuộc một tỉnh miền Nam, sở hữu 5 phường đặt tên theo số La Mã.
Sau các mùa được tổ chức, chương trình 'Top 7 Ấn tượng Việt Nam' đã tìm ra và giới thiệu đến du khách những điểm du lịch mới lạ, hấp dẫn. Bên dưới là 8 điểm đến tại miền Tây Nam Bộ được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn vào 'Top 7 Ấn tượng Việt Nam' năm 2021 và 2022. Đây sẽ là những gợi ý để du khách dành thời gian khám phá, tham quan trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới.
Tối 01/01/2024, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh (01/01/2004 - 01/01/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến dự và trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hậu Giang.
Hậu Giang tổ chức tuần lễ du lịch nhằm phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, tài nguyên thiên nhiên và làng nghề truyền thống, ẩm thực, đặc sản của địa phương gắn với phát triển du lịch.
Phấn đấu giai đoạn 2025 - 2030, tỉnh Hậu Giang sẽ ây dựng 2 bến tàu trên tuyến kênh xáng Xà No và tuyến dọc sông Hậu, hình thành đội tàu phục vụ khách du lịch trên tuyến du lịch đường thủy.
Đây là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long, có rừng tràm được công nhận là rừng tràm đẹp nhất Việt Nam.
Hậu Giang phấn đấu đến năm 2024 đưa vào khai thác du lịch đường thủy tuyến kênh xáng Xà No, đầu tư xây dựng một bến tàu, bến hành khách trên tuyến sông Cái Côn gắn với chợ nổi Ngã Bảy.
Nhiều ý kiến doanh nghiệp cho rằng để phát triển du lịch khu vực Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang cần vệ tinh xung quanh như sản phẩm, cảnh quan, dịch vụ bổ trợ...
UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Kế hoạch số 198/KH-UBND phát triển du lịch đường thủy trên địa bàn tỉnh. Theo Kế hoạch này, Hậu Giang đầu tư phát triển du lịch 03 tuyến đường thủy: Tuyến du lịch kênh xáng Xà No; Tuyến sông Cái Côn gắn với chợ nổi Ngã Bảy; Tuyến gắn với sông nước miệt vườn, bảo tồn cảnh quan đặc trưng sông nước dọc sông Hậu.
Hậu Giang đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đường sông, tăng trải nghiệm cho du khách.
Hậu Giang sẽ tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của du lịch đường thủy, hình thành dịch vụ, tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.
Hậu Giang được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, cùng với những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời. Dưới đây là những điểm du lịch nổi tiếng ở Hậu Giang mà bạn không nên bỏ qua.
Thành phố này đứng thứ 4 về dân số và diện tích và thứ 5 về kinh tế, có nhiều nét văn hóa đặc trưng của vùng miền sông Tây Nam Bộ.
Nhà báo kỳ cựu Vũ Thống Nhất cho rằng: 'Để cứu chợ nổi phải tạo ra cho được sản phẩm du lịch thực sự hấp dẫn; để có sản phẩm hấp dẫn phải khai thác cho được nét độc đáo của văn hóa bản địa. Từ đó thu hút đông du khách, nuôi được thương hồ và những người buôn bán ở đây, vừa bảo tồn vừa phát triển chợ nổi'.
Cùng với chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang) và chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) là một trong những chợ nổi nổi tiếng nhất miền Tây Nam bộ. Tuy nhiên, nhiều năm nay chợ nổi Cái Bè trở nên đìu hiu quạnh vắng.
Những năm qua, nhiều chợ nổi ở miền Tây Nam Bộ đã bị xóa sổ. Ngay cả chợ nổi có lịch sử hàng trăm năm như chợ nổi Cái Bè cũng đang đứng trước nguy cơ tiêu vong.
Ông Vũ Thống Nhất, người có nhiều bài nghiên cứu về văn hóa và chợ nổi miền Tây Nam Bộ cho rằng: 'Tại nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chợ nổi được bảo tồn, phát triển rất tốt. Chủ yếu họ làm để phục vụ khách du lịch'.
Chợ nổi Ngã Bảy (nơi 7 nhánh sông quy tụ ở thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) một thời sầm uất trên bến dưới thuyền. Nhưng đến năm 2002, chợ nổi Ngã Bảy bất ngờ bị di dời đến vị trí mới nằm trong một con kênh cách nơi cũ khoảng 3km, từ đó người lui tới thưa dần.
Ông Nhâm Hùng, người có nhiều nghiên cứu về chợ nổi miền Tây cho rằng 'Chợ nổi hình thành đã lâu đời ở vùng đất này. Chợ tự nhiên quần tụ để trao đổi giao lưu hàng hóa trên sông nước, nhưng hiện nay nó đã hết vai trò lịch sử'.
Thực tế ghi nhận của chúng tôi cho thấy, hiện các điểm, khu du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn còn nhỏ lẻ, na ná nhau, chưa tạo được các tour, tuyến đặc thù, thiếu tính liên kết thành các chuỗi du lịch. Đợt nghỉ lễ cuối tháng 4, đầu tháng 5 vừa qua là một 'chỉ dấu' để nhìn nhận lại thực trạng du lịch ĐBSCL khi nơi thì tấp nập, nơi lại vắng khách.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch ban đêm là chủ trương đúng đắn nhằm tăng cường thu hút, giữ chân du khách ở lại và chi tiêu nhiều hơn
UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 với tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Đề án là 12.000 tỷ đồng.
Ngày 7/3, UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Quyết định số 331/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án là 12.000 tỷ đồng.