Được Lầu Năm Góc quảng bá là vũ khí linh hoạt nhất trong bộ ba vũ khí chiến lược của Mỹ (tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom B-52), thế nhưng tại Việt Nam và đặc biệt là trên bầu trời Hà Nội, 'siêu pháo đài bay' B-52 đã bị đánh gục bởi tài trí của bộ đội tên lửa.
Ngày 22/12, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không', kỷ niệm 78 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tổ chức chương trình giao lưu: 'Bầu trời và Mặt đất', gặp gỡ một số nhân chứng lịch sử tham gia chiến đấu chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.
Máy bay tác chiến điện tử EB-66B được sửa đổi từ dòng máy bay ném bom hạng nhẹ B-66 Destroyer, chúng đã tham gia tích cực trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (Linebacker II), tuy vậy dưới hỏa lực của phòng không Việt Nam, một số chiếc đã bị bắn hạ.
Những chiếc A-7 chỉ đứng sau chiếc B-52 Stratofortress về số lượng bom được ném xuống Hà Nội trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (Linebacker II) cuối năm 1972, tuy nhiên chúng cũng đã bị tổn thất 7 chiếc do phòng không Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không với chiến dịch 12 ngày đêm chiến đấu chống lại cuộc tập kích đường không bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội cuối năm 1972, nhóm phóng viên TTXVN tại Washington D.C đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Andrew Wells-Dang, chuyên gia cao cấp về Việt Nam tại Trung tâm châu Á thuộc Viện Hòa bình Mỹ. Ông đã chia sẻ những câu chuyện của quá khứ liên quan đến hiện tại và tương lai…
F-4 Phantom II được coi là máy bay tiêm kích hiện đại và đáng sợ nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Trong chiến dịch 'Điện Biên Phủ trên không' (phía Mỹ gọi là Linebacker II), chiến đấu cơ F-4 đóng vai trò là cận vệ cho máy bay B-52 vào ném bom. Tuy nhiên chúng bị bắn hạ rất nhiều.
Tốc độ cao, cơ động tốt và hệ thống điện tử tối tân vẫn không giúp máy bay tác chiến điện tử RA-5C của Mỹ thoát khỏi lưới lửa của lực lượng phòng không Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không vào cuối năm 1972.
HH-53 'Super Jolly Green Giant' là phiên bản phát triển cho hải quân Mỹ dựa trên trực thăng khổng lồ CH-53 Sea Stallion. Nhiệm vụ chúng là tìm kiếm cứu hộ những phi công bị đối phương bắn rơi. Trong chiến dịch Linebacker II, Mỹ thừa nhận họ đã bị bắn hạ một chiếc HH-53.
10h30' ngày 17/12/1972, Tổng thống Níchxơn ra lệnh tiến công bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã trên miền Bắc. Quyết định chiến tranh này hoàn toàn không gây bất ngờ cho tập thể Phân xã TTXVN Hà Nội.
Dù được bảo vệ bởi phi đội tiêm kích hùng hậu, hệ thống chế áp điện tử tối tân, nhưng 'pháo đài bay' B-52 của Mỹ vẫn không thoát khỏi thảm cảnh bị hủy diệt bởi 'Rồng lửa' SAM-2 trong tay các chiến sĩ bộ đội tên lửa Việt Nam.
'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' là chiến thắng có tầm chiến lược của quân đội và nhân dân Việt Nam, đóng vai trò trực tiếp và quyết định vào việc ép đế quốc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán, ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
50 năm về trước, trong 12 ngày đêm chiến đấu anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không (Linebacker II) quy mô lớn chưa từng có của Mỹ, làm nên Chiến thắng 'Điện Biên Phủ trên không'.
Trong 12 ngày đêm Chiến dịch 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không', không quân Mỹ đã huy động các máy bay ném bom chiến lược B-52 tham chiến. Đây là dòng máy bay hội tụ tinh hoa và đắt đỏ bậc nhất của không quân Mỹ thời điểm đó.
'Chúng tôi không ngờ họ có nhiều tên lửa đến thế', phi công Richard Ellis của Mỹ nhớ lại lúc đối đầu với loạt tên lửa SAM-2 của Bộ đội Tên lửa Việt Nam.
Sau hơn 1 năm cải tạo hồ Hữu Tiệp (Hà Nội), phần sót lại của 'pháo đài bay' B52 sau 50 năm được giữ nguyên vị trí. Đây là biểu tượng chiến thắng của quân và nhân dân Thủ đô trong chiến thắng 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' 1972.
Với bản chất hiếu chiến và ngoan cố, đế quốc Mỹ đã phá vỡ đàm phán tại Hội nghị Paris và bí mật lập kế hoạch chuẩn bị tập kích mang mật danh Linebacker II đánh phá Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12-1972. Nhưng với tầm nhìn chiến lược, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự đoán trước được âm mưu và thủ đoạn của địch, nên đã lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân ta chủ động chuẩn bị, xây dựng lực lượng, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 của địch, làm nên Chiến thắng 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không'.