Dù chăm chỉ lao động nhưng thời gian qua, cuộc sống của nhiều người dân huyện miền núi Đakrông vẫn quẩn quanh trong khó nghèo. Với quyết tâm vươn lên, cùng sự hỗ trợ của các cấp, ngành, bà con đã mở lối cho chính mình bằng cách thay đổi thói quen, phương thức trồng trọt cũ và thử nghiệm những giống cây mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhằm phát huy lợi thế các sản phẩm đặc trưng của địa phương, nâng cao giá trị và quảng bá sản phẩm ra thị trường, góp phần phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngày 25/7, UBND huyện Đakrông có tờ trình đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ xem xét trình UBND tỉnh thủ tục cho phép Hội LHPN xã Tà Rụt sử dụng địa danh 'Tà Rụt' để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể 'Chuối lùn vùng Tà Rụt' và xác nhận bản đồ khu vực địa lý mang nhãn hiệu tập thể 'Chuối lùn vùng Tà Rụt'.
Với nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Vao luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, tăng cường công tác phòng, chống tội phạm. Đồng thời, xây dựng hệ thống chính trị địa phương vững mạnh, chung tay hỗ trợ Nhân dân vùng biên phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe.
Những năm qua, phong trào 'Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc' lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên phụ nữ điển hình 'Hai giỏi': Làm kinh tế giỏi và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc. Chị Hoàng Thị Oanh, hội viên phụ nữ Khối 7, thị trấn Khe Sanh là một điển hình như thế.
Trong những năm qua, Đồn Biên phòng A Vao, BĐBP Quảng Trị đã triển khai nhiều cách làm hay, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Qua đó, xây dựng mối quan hệ quân - dân bền chặt, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh.
Các cây họ cam quýt được đánh giá là rất phù hợp để trồng trong nhà.
Nhiệm kỳ 2018-2023, cán bộ, hội viên nông dân huyện Đakrông đã đoàn kết, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, không ngừng xây dựng hội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động. Qua đó, nâng cao vai trò đại diện, phát huy quyền làm chủ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân, thông qua nhiều hoạt động, chương trình cụ thể, thiết thực.
Từng là giảng viên của một trường cao đẳng tại Hải Phòng, nhưng với niềm đam mê, anh Phạm Văn Quyên đã xin nghỉ việc để về quê khởi nghiệp, làm nông nghiệp sạch.
Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện miền núi A Lưới cao nhất tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, cùng với việc ưu tiên nguồn lực, địa phương này đã thực hiện nhiều giải pháp hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo thông qua đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo mô hình sinh kế cho người dân
Chương trình 135 (CT 135) và Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã tạo ra những con đường bê tông phẳng lỳ trên đại ngàn Trường Sơn. Đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở 12 xã vùng biên giới huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có thể thong dong trên xe từ nhà ra đến trung tâm huyện, điều này trước đây, đồng bào có nằm mơ cũng không thể thấy được.
Những ngày cuối năm, các huyện Thanh Hà, Kinh Môn (tỉnh Hải Dương) luôn tấp nập các chuyến xe tải chuyên chở hàng trăm tấn chuối đi tiêu thụ mỗi ngày.
Tay vo tròn, tay đập dẹt, rồi xếp thành từng hàng cho vào nồi hấp, sau đó mang đi chiên sơ, cứ thế bà tôi thoăn thoắt hoàn thành món chả vo ngày Tết.
Từ ngày còn bé, tôi đã vừa thích vừa sợ mùa đông. Sợ cái rét cắt da cắt thịt nhưng lại thích vì rét nghĩa là Tết sắp về. Theo dân gian, mọi người thường gọi đó là rét ngọt. Mỗi độ đông về, rét ngọt đánh thức hoài niệm trong tôi.
Thời gian qua, huyện Đakrông triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp với tiềm năng và thế mạnh từng vùng, miền trên địa bàn. Nhờ vậy, từng bước nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho Nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới (NTM), thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.
Khảo nghiệm các loại cây, con, tìm ra những giống phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết và tập quán canh tác của từng địa phương để chuyển giao cho nông dân nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh đất đai và lao động là nhiệm vụ hàng đầu của Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị. Với mục đích đó, mô hình thâm canh chuối tiêu hồng an toàn thực phẩm được Trung tâm Khuyến nông xây dựng ở huyện Đakrông bước đầu khẳng định tính thích nghi và mang lại hiệu quả khá cao so với một số loại cây trồng khác ở vùng núi.
Thời gian qua, huyện Đakrông từng bước khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh; huy động các nguồn lực xã hội để cơ cấu lại các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM). Qua đó, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.
Quảng Trị là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của các đợt bão lũ liên tiếp trong năm 2020. Ngay sau khi thiên tai xảy ra trên địa bàn, Sở Ngoại vụ đã chủ động, tích cực vận động nhiều dự án, tổ chức quốc tế hỗ trợ khẩn cấp cũng như khắc phục hậu quả thiên tai.
Tại Quảng Ngãi, du lịch nông nghiệp đang được quan tâm phát triển nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, vừa tạo ra dịch vụ trải nghiệm du lịch cộng đồng mới ở vùng nông thôn, vừa tạo thêm sinh kế cho người nông dân.
Trong 2 ngày 30/4 và 1/5, HTX Nông nghiệp – Dịch vụ và Du lịch cộng đồng Bình Thành sẽ tổ chức Chương trình 'Đêm ẩm thực đồng quê' với nhiều món ăn hấp dẫn tại thôn Bình Thành, xã Hành Nhân (Nghĩa Hành).
Trước thực trạng nhiều giống cây trồng nguồn gốc tại địa phương, có chất lượng và giá trị kinh tế cao như: Chuối lùn, nếp than… đang bị suy thoái, mai một dần, thời gian qua huyện Đakrông đã tập trung triển khai thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển giống cây trồng này góp phần lưu giữ nguồn gen quý và mở ra hướng đi mới trong sản xuất các sản phẩm đặc trưng này…
Từ những thân cây chuối bỏ đi, nhóm sinh viên Đại học Cửu Long đã nghĩ ra cách tách thành sợi để thay thế các loại sợi có trên thị trường, sản xuất ra các mặt hàng thủ công thân thiện môi trường.
Những năm gần đây, bộ mặt xã Tà Rụt, huyện Đakrông có nhiều khởi sắc. Đó là kết quả nỗ lực của cả hệ thống chính trị ở địa phương trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới và sự chung sức, đồng lòng của người dân nơi đây trong việc tích cực tham gia các phong trào xây dựng đời sống mới.
Chia sẻ về công việc của mình, ông Hồ Văn Chinh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Tà Rụt, huyện Đakrông nói: 'Tôi mong muốn những đóng góp nhỏ bé của mình có thể góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của hội viên, người dân, từng bước xây dựng quê hương Tà Rụt ngày càng đổi mới'.
Để tiếp tục tổ chức sản xuất nông nghiệp năm 2022 thắng lợi trong điều kiện dự báo có nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp và giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao…, huyện Đakrông đã có các phương án cụ thể để triển khai sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Được sự quan tâm của các cấp, ngành, các chương trình, dự án, thời gian qua, huyện Đakrông tích cực phối hợp triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người dân trên địa bàn phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp. Qua đó, tạo sinh kế, cải thiện thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án, thời gian qua, người dân các xã A Vao, A Ngo và Tà Rụt, huyện Đakrông đã đầu tư khôi phục và phát triển diện tích chuối lùn bản địa theo hướng thâm canh, trồng tập trung và trở thành loại cây trồng hàng hóa, tạo việc làm và mang lại thu nhập ổn định.
Trên địa bàn huyện Đakrông hiện có khoảng trên 50 ha chuối lùn bản địa, mang lại nguồn thu nhập thường xuyên cho người dân địa phương.
Những năm qua, công tác giảm nghèo bền vững luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đakrông tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn dân nên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được triển khai toàn diện, đồng bộ; ngân sách nhà nước và nguồn lực huy động cho công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 gần 380.000 triệu đồng. Thông qua thực hiện các dự án thuộc chương trình giảm nghèo, người nghèo đã xây dựng được các mô hình phát triển kinh tế giảm nghèo hiệu quả. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện bình quân giảm 5,54%/năm, vượt mục tiêu chương trình đề ra.