Năm 2021, ông Phương Thành Long đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietABank. Trong hành trình cùng ông Long, kết quả hoạt động của VietABank có nhiều điểm sáng, trong đó, lợi nhuận có xu hướng đi lên. Tuy nhiên, các chỉ số về nợ xấu vẫn rất đáng lo ngại.
Chủ đầu tư vì lợi ích kinh tế vẫn cố tình không công khai đầy đủ thông tin khi giao dịch bất động sản; đưa bất động sản vào kinh doanh nhưng không đảm bảo điều kiện theo quy định; thu tiền đặt cọc của khách hàng mua nhà chiếm tỷ lệ lớn so với giá trị của hợp đồng mua bán... gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
Đến hết tháng 6/2024, tổng nợ xấu của VietABank là 1.675 tỷ đồng, tăng 52% so với mức 1.100 tỷ đồng ở đầu kỳ, trong đó nợ nhóm 4 và nhóm 5 ghi nhận lần lượt là 246 tỷ đồng và 823 tỷ đồng. Đáng lưu ý, nợ có khả năng mất vốn là 823 tỷ đồng chiếm gần 50% tổng nợ xấu của nhà băng này.
Kết thúc quý 2/2024, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn của VietABank tăng cao 'chóng mặt'. Đặc biệt, khoản cho vay chiếm gần 99% giá trị tài sản đảm bảo đang gây rắc rối cho ngân hàng này vì đã quá hạn 12 năm.
Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định doanh nghiệp BĐS phải công khai thông tin thế chấp dự án. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, để triển khai thực sự có hiệu quả cần sự vào cuộc mạnh mẽ từ phía cơ quan chức năng.
Việc thế chấp dự án được pháp luật cho phép, thế nhưng không ít chủ đầu tư, đơn vị phân phối lại giấu nhẹm thông tin này vì sợ khách hàng... tâm lý. Do đó, công khai các dự án thế chấp ngân hàng là điều bắt buộc để hạn chế tối đa rủi ro cho người mua nhà.
Thống nhất chỉ một loại nhà ở; Những dự án 'tai tiếng' nghìn tỷ đồng của Quốc Cường Gia Lai; Cá nhân hành nghề môi giới BĐS phải có chứng chỉ là quy định cần thiết... là những thông tin đáng chú ý trong tuần qua.
Trong khi vụ việc Công ty 585 cam kết xử lý nợ để giải chấp hơn 200 căn hộ ở chung cư Phú Thạnh chưa được giải quyết, trong diễn biến mới nhất, Viện KSND TP Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ vụ việc sang cho Cơ quan Công an xem xét xử lý.
Bình Thuận tìm chủ đầu tư cho dự án khu đô thị hơn 11.000 tỷ đồng; Chuyển công an giải quyết vụ 214 căn hộ chung cư Phú Thạnh; Đà Nẵng cho thuê nhà ở xã hội với giá từ 2,5 triệu đồng/căn; Bình Dương sắp có 'siêu dự án' khu đô thị hơn 13.564 tỷ đồng… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý ngày 23/7.
Ngân hàng Việt Á thông báo sẽ tiến hành khởi kiện Công ty 585, yêu cầu các hộ dân phối hợp bàn giao tài sản là 214 căn hộ thuộc chung cư Phú Thạnh. Song cũng chính ngân hàng này đồng ý xem xét, thương lượng với đề xuất trả nợ trong 3 năm của Công ty 585.
Liên quan đến 213 căn chung cư Phú Thạnh (số 53 đường Nguyễn Sơn, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) bị ngân hàng thông báo siết nợ, đến nay cư dân vẫn hoang mang và bức xúc với chủ đầu tư là Công ty cổ phần xây dựng công trình 585 (Cienco 585).
Ngày 6/6, chủ của 214 căn hộ chung cư Phú Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM nhận được thông báo của Ngân hàng Việt Á về việc tiến hành khởi kiện và yêu cầu chủ động bàn giao căn hộ.
Luật sư cho rằng nếu chủ đầu tư đưa thông tin gian dối để mang dự án đang thế chấp ngân hàng bán cho dân thì có dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chủ đầu tư dự án chung cư Phú Thạnh đề xuất Ngân hàng Việt Á chi nhánh TPHCM tiếp tục hỗ trợ công ty trong vòng 3 năm tới, để Công ty 585 có thêm thời gian chuẩn bị các tài sản tương đương nhằm xử lý giải chấp 213 căn hộ còn lại.
Sau khi thông tin về một số căn hộ thuộc dự án chung cư Phú Thạnh (53 Nguyễn Sơn, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM) bị ngân hàng 'siết nợ' do quá hạn trả nợ, các bên liên quan đã có buổi làm việc để tìm hướng giải quyết.
Dù đã đóng tiền mua căn hộ 10 năm trước, hơn 200 hộ dân khu chung cư Phú Thạnh (quận Tân Phú, TP.HCM) vẫn chưa có sổ hồng còn bị ngân hàng siết nợ.
Nhận định hành vi của Công ty CP xây dựng công trình 585 là có dấu hiệu lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên, theo luật sư, cần thiết phải làm rõ, Ngân hàng Việt Á có biết hay không việc chủ đầu tư thế chấp tài sản đã bán cho khách hàng để vay tiền…
Đã hơn chục năm trôi qua, cư dân của 214 căn hộ chung cư Phú Thạnh luôn sống trong thấp thỏm, bất an vì pháp lý không hoàn thiện như chủ đầu tư cam kết. Điều đáng nói, chủ đầu tư còn mang tài sản của người dân đi cầm cố.
Mới đây, Ngân hàng Việt Á - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã có thông báo gửi cho Công ty Cổ phần Xây dựng công trình 585 (chủ đầu tư Chung cư Phú Thạnh) và Ban quản trị Chung cư Phú Thạnh (phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) về việc tiến hành khởi kiện và yêu cầu chủ đầu tư bàn giao 214 căn hộ.
Việc nhiều khách hàng tại TP.HCM mua nhà nhưng không được cấp sổ hồng do dự án thế chấp ngân hàng đang đặt ra vấn đề là làm sao giúp người mua nhà tránh rủi ro dự án bị thế chấp.
Hiện trên địa bàn Tp.HCM có đến 60 dự án nhà ở mà chủ đầu tư đã thế chấp ngân hàng nên chưa thể cấp sổ hồng cho cư dân.
Các chủ đầu tư đã thế chấp ngân hàng, vi phạm pháp luật xây dựng dẫn đến việc không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.
Theo báo cáo kết quả giám sát công tác cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà (sổ hồng) của Hội đồng nhân dân TP HCM, trên địa bàn có 60 dự án nhà ở đã bị chủ đầu tư thế chấp ngân hàng.
Trong năm nay, Sở TN&MT TP.HCM đặt chỉ tiêu cấp 20.000 sổ hồng cho người mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở. Vẫn còn nhiều nguyên nhân khiến cho việc cấp sồ hồng bị kéo dài.