6 tháng đầu năm 2023, Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) xuất bán khoảng 170.000 heo hơi thương phẩm, hơn 32.000 heo giống 3M thương phẩm và heo giống hậu bị, đạt trên 100% so với kế hoạch đề ra.
Từ năm 2019-2022, dịch tả heo châu Phi quét qua địa bàn huyện Bù Gia Mập khiến các hộ chăn nuôi phải tiêu hủy hàng ngàn con heo. Dịch bệnh khiến người chăn nuôi lâm vào cảnh 'tiến thoái lưỡng nan'. Vừa khó khăn về vốn để tái đàn vừa phải đối diện nguy cơ dịch bệnh quay lại. Sau hơn 1 năm xảy ra dịch bệnh, nhiều hộ chăn nuôi vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ tiêu hủy heo để phục hồi, phát triển kinh tế, khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Sáng ngày 17-7, đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã tiếp xúc cử tri xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên sau kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa XIX. Cùng đoàn tiếp xúc có đồng chí Vân Đình Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Ghi nhận giá heo hơi ngày 15/5, trên cả 3 miền đồng loạt đi ngang so với hôm qua. Hiện giá heo hơi được thu mua trong khoảng 52.000 - 56.000 đồng/kg.
Sáng ngày 10/5, CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã BAF – sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.
Cơn bĩ cực của ngành chăn nuôi heo vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, khi giá heo thế giới và trong nước từ đầu năm đến nay vẫn tiếp tục giảm, nối dài xu hướng giảm kể từ tháng 7 năm ngoái.
Sáng nay 28-3, UBND thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 685/QĐ-UBND về việc công bố dịch đối với bệnh dịch tả heo (lợn) Châu Phi trên địa bàn xã Tiến Hưng. Theo đó, vùng dịch được xác định trên địa bàn xã Tiến Hưng và vùng uy hiếp bán kính 3km thuộc các phường Tân Xuân, Tân Bình, Tiến Thành và xã Tân Thành.
Giá thịt lợn hơi trên địa bàn tỉnh hiện đã xuống dưới mức 50.000 đồng/kg. Xu hướng giảm kéo dài từ trước Tết Nguyên đán cho tới nay và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi đang phải chịu thua lỗ.
Những năm vừa qua, nhất là từ khi xuất hiện dịch tả lợn châu Phi đến nay, chăn nuôi lợn quy mô trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát triển mạnh. Qua đó, góp phần tích cực phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, an toàn dịch bệnh.
Đầu tư vốn vào lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế hộ không chỉ tăng trưởng tín dụng bền vững mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn. Xác định được vấn đề này, trong nhiều năm qua các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã mở rộng nguồn vốn cho các hộ nông dân, doanh nghiệp ở khu vực nông thôn vay. Thông qua nguồn vốn tín dụng nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế hộ.
Ngày 27/12, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết đơn vị này vừa phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện và tiêu hủy hơn 700kg thịt lợn đông lạnh bị nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi đang chuẩn bị đưa đi tiêu thụ.
Ngày 27/12, Công an tỉnh Bắc Giang tiến hành tiêu hủy gần 1 tấn thịt lợn đông lạnh nhiễm bệnh dịch lợn tả Châu Phi được một công ty thực phẩm thu mua trôi nổi trên thị trường để bán cho người tiêu dùng.
Công an tỉnh Đồng Nai cùng các đơn vị liên quan vừa phát hiện cơ sở giết mổ Trương Huy Điệp (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) đang giết mổ 17 con lợn (trên 650 kg) mang mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi để tung ra thị trường tiêu thụ.
Ngay khi phát hiện ổ bệnh dịch tả heo châu Phi tại xã Ia Rsươm, UBND huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với địa phương triển khai các biện pháp dập dịch, không để lây lan ra diện rộng.
Ngày 13-9, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pa Ksor Tin ký Quyết định số 515/QĐ-UBND công bố dịch bệnh dịch tả heo châu Phi trên địa bàn xã Ia Rsươm từ ngày 12-9. Vùng có dịch xã Ia Rsiơm, vùng dịch bị uy hiếp (xã Uar, Chư Rcăm, Ia Rsai), vùng đệm (xã Chư Drăng, Chư Gu).
Lợi dụng tình hình dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên địa bàn, Ngô Xuân Khải - Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy (Thanh Hà, Hải Dương) chỉ đạo kế toán và cán bộ môi trường lập khống 11 hồ sơ chứng từ, rút gần 280 triệu đồng tiền ngân sách dành cho công tác phòng chống dịch.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, Khải đã chỉ đạo Trường và Anh lập khống 11 bộ hồ sơ, chứng từ, hợp thức hóa thủ tục rút số tiền 279,6 triệu đồng từ ngân sách Nhà nước để chi cho công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, để xảy ra tình trạng lợn chết hàng loạt sau khi tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi là do các địa phương làm sai quy trình tiêm, không thực hiện theo đúng chỉ đạo của Bộ.
Gần 700 con lợn đã chết sau khi tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi ở Quảng Ngãi.
Đàn lợn tại nhiều hộ gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi có biểu hiện bất thường và chết hàng loạt sau khi tiêm vắc-xin ngừa dịch tả lợn châu Phi.
Sau Phú Yên và Bình Định, người chăn nuôi ở tỉnh Quảng Ngãi đang điêu đứng vì lợn bị chết sau khi tiêm vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi mang nhãn hiệu NEVET-ASFVAC.
Hồ Ea Kao nằm ngoại ô TP. Buôn Ma Thuột thu hút rất nhiều du khách thăm quan chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Tuy nhiên, khu vực này xuất hiện nhiều xác chết động vật thả trôi nổi trên mặt hồ gây ô nhiễm môi trường, nhất là thời điểm dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh.
Bộ NN&PTNT vừa kiểm điểm trách nhiệm các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp không tuân thủ quy trình của Cục Thú y trong triển khai tiêm thí điểm vacxin dịch tả lợn Châu Phi, sau khi một số đơn vị tự ý tiêm sai đối tượng, tiêm không có sự hướng dẫn, giám sát của cơ quan thú y, dẫn đến hàng trăm con lợn bị chết.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã xảy ra 753 ổ dịch tả lợn châu Phi, với khoảng 47 tỉnh, thành phố có lợn mắc bệnh. Tổng số lợn chết và tiêu hủy lên tới 36.516 con.
Cáo trạng xác định cựu Chủ tịch UBND xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội và kế toán viên đã sử dụng tiền phòng chống dịch tả châu Phi để hợp thức hóa các khoản chi sai nguyên tắc.
Ngành y tế tỉnh Bình Phước đang phải gồng mình ứng phó với các loại dịch bệnh đang có xu hướng gia tăng như biến thể mới COVID-19 và sốt xuất huyết, trong khi dịch tả lợn châu Phi lại bùng phát, lan trên diện rộng.