Đêm huyền diệu của Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc

Đêm huyền diệu (Folklore Night) là chương trình nghệ thuật đặt hàng của Bộ VHTTDL đối với Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc năm 2020. Chương trình có sự tham gia của một ê kíp với những tên tuổi sáng giá, đặc biệt là có sự góp công của các nghệ nhân nổi tiếng về diễn xướng dân gian: Lò Thị Ban, Lèo Văn Doan, Long Thị Pheng, Chu Văn Khiêm.

Địa phương nào có hơn 1.000 lễ hội mỗi năm?

Với nền văn hiến lâu đời, nước ta có rất nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm, đặc biệt là dịp đầu xuân mới.

Độc đáo lễ buộc chỉ cổ tay cầu may của người Khùa

Được lưu truyền từ bao đời nay, cứ độ tháng Giêng, các dòng họ người Khùa (thuộc dân tộc Bru – Vân kiều) ở xã Trọng Hóa, huyện miền núi Minh Hóa, Quảng Bình lại thực hiện nghi lễ buộc chỉ cổ tay để cầu may cho người thân trong gia đình và hàng xóm.

Hồn thơ thấm nỗi cố hương

Yên Thế (Bắc Giang) là một địa danh lịch sử, nuôi dưỡng lòng yêu nước và để lại những tấm gương sáng cho đời sau. Khi đọc thơ trên Facebook, để tìm những câu thơ hay theo ý mình nhằm bổ sung vào cuốn sách của tôi 'Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ'(Nhà xuất bản Giáo dục, 2013) sắp tái bản, tôi chú ý đến những gương mặt mới, có lối viết riêng, trong đó có Nông Thị Hưng.

Những phong tục đón Tết kỳ lạ ở vùng cao

Không chỉ người dân miền xuôi, đồng bào dân tộc vùng cao ở khắp nơi trên đất nước cũng thực hiện rất nhiều nghi thức, phong tục truyền thống độc đáo để đón chào năm mới.

Những phong tục đón năm mới của người dân tộc miền núi phía Bắc

Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất Việt Nam và với 54 dân tộc anh em cũng sẽ có những phong tục khác nhau trong dịp này. Dưới đây là những phong tục đón Tết khác lạ của một số dân tộc ở vùng núi phía Bắc nước ta.

Hát Rang trong đời sống văn hóa của đồng bào Mường

PTĐT - Đẹp về cảnh quan thiên nhiên, giầu về lâm thổ sản, huyện Tân Sơn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, kiến tạo đẹp như một bức tranh thủy mặc với khung cảnh núi cao xen lẫn thung lũng nhỏ hẹp, được bao bọc bởi những dãy núi nối tiếp nhau và được phủ kín một mầu xanh đậm của rừng già. Chính vì vậy nơi đây được chọn là nơi tụ cư, sinh sống của 8 dân tộc anh em: Kinh, Mường, Dao, Mông, Tày, Nùng… trong đó chiếm số lượng đông nhất và còn bảo lưu được nhiều nét văn hóa cổ truyền nhất phải kể đến đó là dân tộc Mường.

Những chiếc áo cũ

Đã hơn một lần tôi nói với một người bạn với giọng thì thầm: ''Hãy giữ lấy một chiếc áo cũ nào đấy, xin đừng bỏ đi tất cả''.

Về bản Thái 'hóng' chuyện gọi vía

Tục làm vía là nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc, thể hiện quan niệm về thế giới tâm linh của cộng đồng dân tộc Thái ở Thanh Hóa. Thông qua sợi chỉ buộc tay, anh em họ hàng động viên, khích lệ người được làm vía để họ phấn chấn, vui vẻ vượt qua những tai ương trong cuộc sống. Ngoài ý nghĩa tâm linh, tục làm vía còn mang một ý nghĩa hết sức to lớn, đó là tính cố kết cộng đồng.

Bảo tồn những bài ca nghi lễ của người Mường huyện Ngọc Lặc

Một trong những vốn quý của vùng đất Ngọc Lặc hiện đang còn bảo tồn được đó là những bài ca nghi lễ hay phong tục thờ cúng của người Mường, mà từ lâu nó đã phản ánh sâu sắc ý thức cội nguồn dân tộc và trở thành nét đẹp văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của họ.

Lạ lùng chuyện nam thanh niên hợp duyên với... ma

Khi chưa lập gia đình thì anh bỗng dưng bị 'ma nhập' chạy đi khắp nơi, nói lảm nhảm giống tiếng tàu khiến gia đình và người trong làng vừa lo sợ vừa tò mò kéo đến xem. Ngày hôm sau anh lại trở nên tỉnh táo như lúc bình thường, nghe mọi người kể lại sự việc, nghĩ 'số trời' đã định cho anh theo con đường làm nghề Dàng, Pựt.

Giải mã sự thật chuyện người 'nặng vía' gieo tai ương

TS. Nguyễn Trường Luyện cho hay: 'Vía hay còn gọi là năng lượng sinh học trong cơ thể con người là một dạng điện bẩm sinh'.