'Dám nói rằng, dù là người Việt nhưng chắc gì chúng ta có thể hiểu hết tiếng Việt?'- mở đầu sách bằng câu văn sắc sảo, Lê Minh Quốc khẳng định sự phong phú, thâm thúy và uyển chuyển của tiếng Việt khiến cho người nói tiếng mẹ đẻ cũng gặp khó khăn.
Thế giới thơ Tú Xương là thế giới của cái 'lạ đời' ở chỗ đã kiến tạo nên một mô hình tiếng cười rất riêng, không giống ai, sắc nhọn, đanh đá, chua chát, đau đớn. Đó là một mô hình của 'thế giới lộn ngược', tất cả cứ lộn 'tùng phèo', tréo ngoe, oái oăm. Tiếng cười luôn là một mã văn hóa của thời đại, của dân tộc nên giải mã tiếng cười sẽ góp phần tìm được bản chất, xu thế thời đại và tâm hồn, tính cách dân tộc. Các nhà trào phúng lớn thực sự là những nhà văn hóa lớn.
Chữ 'bỏi' trong tên gọi chiếc trống bỏi mà trẻ em Hà Nội hay chơi vào dịp Tết Trung thu là gì? Vì sao có câu 'già chơi trống bỏi'?