Những món ăn truyền thống của ngày Tết đã bước chân vào lãnh địa của văn chương Việt Nam với nhiều phong vị độc đáo, đậm đà giá trị nhân bản sâu sắc.
Tôi đã đọc Vũ Bằng, một người Hà Nội gốc, có 20 năm cuối đời sống và viết ở Sài Gòn nhưng lại chỉ viết toàn chuyện Hà Nội. 'Miếng ngon Hà Nội' được ra đời trong những năm tháng tha hương ấy, nỗi nhớ quê da diết đã đưa ngòi bút của ông đến với từng hương vị của kỷ niệm Hà Nội, của đất Bắc. Và qua ngòi bút của ông, mỗi món ăn là một thiên bút ký. 15 món trong sách 'Miếng ngon Hà Nội' như: phở bò, rồi phở gà, bánh cuốn, bánh đúc, bánh khoái, bánh Xuân Cầu, cốm Vòng, rươi, ngô rang, khoai lùi, gỏi, quà bún, chả cá, thịt cầy, tiết canh cháo lòng, hẩu lốn! Tất cả đã làm nên hương vị và diện mạo ẩm thực Hà Nội.
Ngoài danh lam thắng cảnh, Hà Nội còn nổi tiếng hội tụ nhiều món ăn ngon, tinh hoa đất Kinh kỳ, chứa đựng chiều sâu văn hóa, sự khéo léo và tinh tế của người Tràng An ngàn năm văn hiến.
Nói gì thì nói, đọc từ điển cũng là một cái thú. Quyển sách dày cộm, nhìn thấy oải, mà lúc đọc, y thích nhất vẫn là nằm dài trên giường vắt chân chữ ngũ nhưng sách nặng quá e cũng khó cầm, thôi thì, cứ đặt nó trên bàn và đọc nhảy cóc, tức không theo thứ tự số trang, lật trang nào ngấu nghiến trang đó. Thú lắm.