Thống kê, đánh giá thiệt hại ban đầu, hiện có 230 căn nhà bị ngập (toàn bộ là ở thôn Phú Sơn và thôn Phú Khánh, xã Hàm Mỹ); trong đó, 48 căn nhà bị ngập sâu phải di dời người và tài sản. Một căn nhà bị hư hỏng, tốc mái (ở xã Tân Lập). Diện tích thanh long và hoa màu bị ngập khoảng 420ha.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Kế hoạch triển khai nhân rộng công trình trồng cây xanh trong các khối thi đua thuộc các cơ quan cấp tỉnh giai đoạn 2024 - 2025.
1. Thời gian gần đây, thanh long vụ nghịch ở Bình Thuận có giá bán khá cao, khoảng 20.000 đồng/kg (trắng) và trên 30.000 đồng/kg (đỏ). Với mức giá này, nếu hộ dân nào 'trúng' lứa, chắc chắn sẽ có lãi khá.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 145/2024/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Địa phương có diện tích nguy cơ bị ảnh hưởng khô hạn lớn như Bình Thuận từ 5.000-6.000ha, Nghệ An từ 4.000-6.000ha, Thanh Hóa từ 3.000-5.000ha, Ninh Thuận từ 2.000-4.000ha, Quảng Trị từ 1.000-2.000ha.
Tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức sáng ngày 26/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã thông tin về tình trạng hạn hán nghiêm trọng đang xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Bước vào mùa khô năm 2024, nhiều huyện phía Nam của tỉnh Bình Thuận đang đối mặt tình trạng hạn hán nghiêm trọng. Nhận thức được giá trị của nguồn nước đối với cuộc sống của con người, Bình Thuận đang thực hiện nhiều giải pháp cấp bách để bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.
Hiện khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang có khoảng 20.090 ha bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước. Cùng với đó là khoảng hơn 2.600 hộ bị ảnh hưởng thiếu nước.
Chiều 23/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải chủ trì buổi họp nghe báo cáo đề xuất giải quyết việc thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Tham dự cuộc họp tại đầu cầu UBND tỉnh có lãnh đạo các sở, ngành liên quan và được kết nối trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Bình Thuận đang phải đối mặt với hạn hán diện rộng, hiện 41 xã, phường, thị trấn bị thiếu nước sinh hoạt cục bộ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Bình Thuận có lượng mưa ở mức trung bình, phân hóa mạnh theo không gian, lượng bốc hơi lớn cùng với số giờ nắng cao nên hạn hán vô cùng khốc liệt.
Nhiều hồ chứa nước ở Bình Thuận cạn trơ đáy, người dân của hàng chục xã, phường, thị trấn thiếu nước sinh hoạt, hàng trăm hecta cây trồng chết khô
Đến thời điểm này, toàn tỉnh Bình Thuận có 41 xã, phường, thị trấn bị thiếu nước sinh hoạt cục bộ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của 26.872 hộ dân với 75.918 người. Bình Thuận cũng có 961 ha cây trồng vụ Đông Xuân năm 2023-2024 thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất…
Do nắng hạn kéo dài, hiện nay trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam chỉ có hồ Đu Đủ và hồ Tân Lập còn tưới một phiên cuối thanh long và dự kiến kết thúc phiên cuối vào ngày 4/5/2024. Riêng các công trình còn lại đã hết nước hoặc đã ngưng cấp nước tưới để dành cho nước sinh hoạt. Vì vậy, hàng ngàn ha thanh long của nông dân địa phương đang thiếu nước tưới, 'cầm cự' đợi mưa.
Đoàn công tác đã kiểm tra thực tế các hồ chứa nước: Ba Bàu; Tà Mon; Tân Lập và Nhà máy nước Hàm Thuận Nam. Kiểm tra công tác phòng cháy rừng ở khu bảo tồn Tà Kóu.
Nhiều địa phương ở Bình Thuận đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt nghiêm trọng. Hàng loạt hồ, đập thủy lợi, sông suối trên địa bàn đã cạn trơ đáy…
Chiều 9/4, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng cùng đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh, các đơn vị, địa phương liên quan đã có chuyến kiểm tra công tác chống hạn và phòng chống cháy rừng trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam.
Chiều 9/4, ông Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực địa các điểm hạn hán, thiếu nước sinh hoạt và hiện trạng các hồ chứa nước trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam.
Toàn tỉnh Bình Thuận trong tình trạng 'khát' 3 tỷ khối nước, hồ chứa nước Tà Mon (huyện Hàm Thuận Nam) chứa 600.000 khối giờ chỉ còn lòng hồ đã cạn khô, trơ đáy.
Bây giờ, lòng hồ Tà Mon đất nứt toác, cạn kiệt. Trong khi vùng đồng bào Hàm Cần, Mỹ Thạnh, hạn hán còn lấy đi sinh kế của từng nhà, từng người …
Mới bước vào mùa khô nhưng người dân nhiều địa phương của hai tỉnh Bình Thuận và Long An đang thiếu nước trầm trọng, cả trong sinh hoạt lẫn tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Tuy mới bước vào mùa khô năm 2024, tuy nhiên một số huyện phía Nam của tỉnh Bình Thuận đang đối mặt tình trạng hạn hán nghiêm trọng.
Tỉnh Bình Thuận có đến 35 xã bị thiếu hụt lượng mưa và nguồn nước từ 3-6 tháng và theo cấp độ rủi ro thiên tai bị xếp từ cấp 3 đến cấp 4.
Người dân nhiều địa phương của tỉnh Bình Thuận đang thiếu nước trầm trọng, cả trong sinh hoạt lẫn tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Kết quả là nhiều hộ dân chỉ làm một vụ mùa, mà ăn cả năm…
Tuy mới bước vào mùa khô năm 2024 nhưng một số huyện ở tỉnh Bình Thuận đang đối mặt tình trạng hạn hán nghiêm trọng, hàng nghìn hecta đất nông nghiệp phải bỏ hoang, ngưng sản xuất vì thiếu nước.
Những tháng qua, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên nhiệt độ ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ tăng cao. Nắng nóng khiến mực nước ao hồ, sông suối cạn sâu, nguy cơ thiếu nước tưới, nước sinh hoạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Các địa phương vùng Đông Nam Bộ đang ra sức tìm giải pháp ứng phó.
Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận đã có báo cáo gửi UBND tỉnh về tình trạng hạn hán, thiếu nước sinh hoạt diễn ra trên địa bàn tỉnh.
Sẽ bố trí các điểm lấy nước phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc lấy nước sinh hoạt.
Thời điểm này, nhiều hồ chứa trong tỉnh đã cạn nước, vì vậy việc triển khai nhanh các giải pháp ứng phó đang được ngành nông nghiệp tỉnh và Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận cùng các địa phương phối hợp thực hiện khẩn trương, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên là nước sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp.
Hơn một tháng nay, nhiều hồ thủy lợi, đập của tỉnh Bình Thuận thiếu nước làm ảnh hưởng đến sản xuất của người dân và thiếu nước sinh hoạt. Dưới đây là chùm ảnh ghi nhận các hồ, đập.
Ngày 22/3, ông Nguyễn Hồng Khanh- Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cùng đoàn công tác đã có chuyến làm việc tại tỉnh Bình Thuận về công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước trên địa bàn.
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh vừa có cảnh báo hạn hán trên địa bàn Bình Thuận. Theo đó, trong 10 ngày tới, tổng dung tích các hồ chứa trong tỉnh đạt khoảng 55 - 60% dung tích thiết kế. Do đó, cảnh báo các khu vực không được cung cấp nước từ hệ thống thủy lợi thuộc các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, TP. Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, La Gi cần chú ý phòng tránh hạn hán cục bộ ảnh hưởng hoa màu.
Kiến nghị qua nhiều kênh, nhà thầu đã hứa sửa chữa hoàn trả lại con đường như hiện trạng ban đầu. Nhưng đến nay đã quá thời hạn nhà thầu vẫn chưa sửa chữa, người dân xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam đang mòn mỏi mong chờ.
Sở Tài nguyên & Môi trường vừa có Thông báo số 1534/TB-STNMT về vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt công trình hệ thống cấp nước ở xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam của Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận.
Tại kỳ họp thứ 15 diễn ra tuần qua, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hoàn chỉnh hệ thống kênh hồ chứa nước Sông Móng, huyện Hàm Thuận Nam. Qua đó, nhằm hoàn chỉnh hệ thống công trình trên kênh dọc theo toàn tuyến kênh chuyển nước từ hồ Sông Móng đến hồ Đu Đủ, hồ Tân Lập, hồ Tà Mon, phát huy tối đa hiệu quả của tuyến kênh nối mạng liên hồ…
Từ việc thiếu nước sinh hoạt, sản xuất nay lại đến đường sá đi lại, vận chuyển nông sản khó khăn khi cao tốc Bắc – Nam đi qua địa bàn, khiến người dân Tà Mon thêm nỗi lo chồng chất.
Từ một vùng đất khô hạn, nhưng nhờ được tập trung đầu tư xây dựng mới và mở rộng nâng cấp nhiều công trình thủy lợi, nên Hàm Thuận Nam đã từng bước khắc phục được tình trạng khô hạn, thiếu nước. Đến nay, địa phương đang phát huy lợi thế về sản xuất nông nghiệp, nhất là hình thành các vùng chuyên canh đối với cây thanh long, góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích và hiệu quả sử dụng đất.
Hàm Tân vốn là vùng ít nước nên chuyện có nước ổn định cho các khu công nghiệp hoạt động là nỗi lo có lộ trình mà tỉnh đã tính toán từ nhiều năm trước bằng cách sắp xếp xây dựng những công trình chuyển nước.
Bước vào mùa khô 2022, toàn tỉnh cơ bản chưa xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt và sản xuất, nhưng các địa phương đã và đang có kế hoạch cân đối nguồn nước để phục vụ sinh hoạt, sản xuất hiệu quả. Trong đó, Hàm Thuận Nam - một trong những huyện vùng hạn phía nam tỉnh là một ví dụ.
Dự án Hệ thống cấp nước xã Tân Lập vừa được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư và bắt đầu xây dựng từ năm 2022. Khi hoàn thành sẽ cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt và các nhu cầu khác cho nhân dân xã Tân Lập và các xã lân cận thuộc huyện Hàm Thuận Nam. Qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Dù mới bước vào đầu mùa khô, nhưng tại các huyện phía Nam như Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và thị xã La Gi đã xảy ra tình trạng thiếu nước. Do đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung tính toán, đảm bảo cấp nước cho nhân dân theo thứ tự ưu tiên…
Ở thời điểm này, Bình Thuận đang phải chịu ảnh hưởng của hạn hán ở cấp độ 2. Từ tháng 2/2020, hồ Tà Mon, huyện Hàm Thuận Nam đã hết nước, không còn nguồn nước để cung cấp cho sản xuất. Hồ Ba Bàu, Tân Lập, Đu Đủ mực nước cũng xuống thấp nên diện tích thanh long trên địa bàn huyện này thiếu nước tưới, hàng ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt.
Theo thống kê, dung tích hữu ích hiện tại của 17 hồ, đập chứa nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận chỉ còn khoảng 17 triệu/259 triệu m3 tổng dung tích hữu ích thiết kế (khoảng 6%).
Lượng mưa trong năm 2020 hiện thấp hơn rất nhiều so với năm trước. Các hồ thủy lợi vì vậy tích nước ít hơn hẳn so với mọi năm và đến thời điểm hiện tại thì nhiều hồ chứa còn rất ít nước.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, hôm nay (5-5), ở Bắc Bộ, phía bắc và Trung Trung Bộ có nắng nóng diện rộng với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 đến 37 độ C, riêng phía tây Bắc Bộ và vùng núi các tỉnh bắc và Trung Trung Bộ có nơi hơn 38 độ C; ngày 6-5, có nắng nóng đến nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 đến 38 độ C, riêng phía tây Bắc Bộ và vùng núi các tỉnh bắc và Trung Trung Bộ có nơi hơn 39 độ C; độ ẩm thấp nhất trong ngày từ 35 đến 50%.
Do tình trạng hạn hán kéo dài, nhiều địa phương trong tỉnh Bình Thuận vẫn chưa có mưa. Điều này dẫn đến một số địa phương thiếu nước cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Trước tình hình đó, các ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh đã triển khai các giải pháp để đảm bảo đủ nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân.
Theo dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn, mùa khô 2019-2020 tình hình nắng hạn sẽ diễn biến phức tạp. Nếu trong thời gian tới, nắng nóng tiếp tục kéo dài thì tình hình hạn hán, thiếu nước sẽ xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của nhân dân trên địa bàn huyện, đặc biệt là tại các khu vực không chủ động được nguồn nước.