Mưa lớn, xả lũ khiến trên 1.200 ha sản xuất nông nghiệp bị ngập úng

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Linh cho biết, tính từ ngày 14 đến 18/10, mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 8 và gió mùa Tây Nam mạnh, kết hợp xả lũ hồ Hàm Thuận đã khiến hơn 800 ha lúa, hoa màu trên địa bàn huyện bị ngập úng, ước thiệt hại khoảng 6 tỷ đồng. Lũy kế từ ngày 7/10 đến nay, toàn huyện bị ngập 1.253 ha lúa, hoa màu. Bao gồm cây lúa trên 1.100 ha, cây màu 10,1 ha. Riêng diện tích nuôi trồng nông nghiệp, thủy sản (sen – cá) 68 ha và nuôi thủy sản 37,5 ha. Ước tổng thiệt hại 10 tỷ đồng.

Đức Linh: Thiệt hại trên 4 tỷ đồng do mưa lớn, gây ngập úng cây trồng

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Linh cho biết, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, bão và hoàn lưu sau bão xảy ra từ ngày 7 - 13/10/2021, trên địa bàn huyện đã bị đổ ngã, ngập úng nhiều diện tích lúa, hoa màu, tổng giá trị thiệt hại khoảng 4 tỷ đồng.

Phòng chống thiếu nước mùa khô: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý, tiết kiệm

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, nếu từ nay đến tháng 5/2021 trên địa bàn tỉnh không có mưa, một số vùng sẽ có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, sản xuất. Do đó, các địa phương cần thực hiện ngay các biện pháp tiết kiệm nước…

Cấp bách chống hạn phía nam tỉnh

Theo dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn, mùa khô 2021 tình hình nắng hạn sẽ diễn biến phức tạp. Nếu trong thời gian tới, nắng nóng tiếp tục kéo dài thì hạn hán, thiếu nước sẽ xảy ra trên diện rộng. Hậu quả, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của nhân dân, nhất là các huyện phía nam tỉnh. Phóng viên Báo Bình Thuận có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Phước - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề này.

Nhật ký hành trình hậu dịch Covid 19: Hồ Hàm Thuận và chùa Thiên Mai

Nếu hồ Đa Mi quyến rũ kiểu chân quê thì hồ Hàm Thuận mê hoặc bởi nét đẹp sơn nữ. Hồ Đa Mi bỏ cuộc chơi du lịch nhưng hồ Hàm Thuận vẫn thủy chung đợi lữ khách.

Nhật ký hành trình hậu Covid-19: Đi tìm tour mới - Đa Mi, Hàm Thuận Bắc

Xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, nơi có hai hồ thủy điện Hàm Thuận và Đa Mi, hai thác là 9 tầng và Sương Mù là lựa chọn ưu tiên để tìm các tour mới hậu Covid-19.

Bình Thuận cạn kiệt nguồn nước

Đối với nguồn nước tự nhiên tại Bình Thuận, do tình hình khô hạn kéo dài nên các sông, suối đều đã cạn kiệt, mực nước ngầm cũng suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay, các giếng khoan, giếng đào ở các địa phương của tỉnh đều rơi vào tình trạng cạn nước, nhiều nơi khô cạn hoặc bị nhiễm mặn.

Đêm siêu trăng ở ngôi chùa lạ

Chùa ở thôn Đa Tro (xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) nhìn ra hồ thủy điện Hàm Thuận như một bức tranh tuyệt đẹp.

'Phá sản' phương án trồng rừng bán ngập do thủ tục phức tạp

Lâm Đồng đã tổ chức khảo sát, nghiên cứu trồng rừng trên diện tích bán ngập, tuy nhiên, đến thời điểm này, do các địa phương đăng ký ít, thủ tục chuyển đổi đất lại rất phức tạp nên đành từ bỏ.

Nước hồ thủy điện Đa Nhim và Hàm Thuận thấp hơn mực nước dâng bình thường

Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi (DHD) thuộc Tổng Công ty Phát điện 1 cho biết, mực nước các hồ do Công ty quản lý tại thời điểm 31/12/2019 đều thấp hơn mực nước nâng bình thường; trong đó, hồ Đa Nhim là 1039,29m, thấp hơn 2,7m; hồ Hàm Thuận là 603,21m thấp hơn 1,79m.

Chiều ngày 3/7, Công an huyện Di Linh cho biết, đơn vị vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với K'Pềm (37 tuổi, ngụ tại xã Hòa Bắc, huyện Di Linh) và K'Tuần (39 tuổi, trú xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh) để điều tra, làm rõ hành vi 'Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm'.