Giá trị của Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ không chỉ hiện hữu ở những công trình kiến trúc thành quách, cung điện. Giá trị ấy được tôn lên gấp nhiều lần bởi vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đa dạng, có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp tới tòa thành lịch sử và vương triều Hồ. Trong đó, nét độc đáo của những ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ đã và đang tạo thành phức hợp di sản độc đáo, có tính biểu tượng cao.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt về thị trường tiêu thụ, công nghệ và lao động, nhiều làng nghề tại Thanh Hóa với hướng đi riêng vẫn trường tồn cùng năm tháng. Không chỉ lưu giữ được bản sắc văn hóa, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nhiều làng nghề đã trở thành niềm tự hào về tinh thần lao động, sáng tạo của con người xứ Thanh.
Làng Đạt Tài (xã Hoằng Hà, Hoằng Hóa) là vùng đất cổ yên bình với không gian văn hóa làng truyền thống và những mỹ tục đặc sắc được người dân giữ gìn, trao truyền qua thời gian. Nhắc đến Đạt Tài, ta còn nhớ đến làng quê xứ Thanh có nghề mộc phát triển suốt hàng trăm năm, tiếng vang khắp xa gần.
Hương ước, quy ước ngày càng đi vào đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh như một nét đẹp văn hóa truyền thống. Đặc biệt, trong đời sống hiện nay, hương ước, quy ước còn góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Cứ vào ngày mùng 2 tết, người dân làng Đạt Tài xã Hoằng Hà (Hoằng Hóa) lại rộn ràng tổ chức lễ hội vật cù truyền thống chứa đựng niềm vui và ý nghĩa tốt đẹp.
Thanh Hóa hiện có 118 làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã được công nhận. Trước sự cạnh tranh gay gắt của nhiều phương thức sản xuất hiện đại ngày nay, một số làng nghề đã nhanh nhạy bắt nhịp thị trường. Cùng với cải tiến sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh, nhiều chủ thể cũng đã quan tâm hoàn chỉnh các tiêu chuẩn chất lượng, chú trọng xây dựng thương hiệu nhằm duy trì mạnh mẽ sức sống của nghề.
Vùng đất ven biển Hoằng Hóa không chỉ thơ mộng với núi, sông, lạch, biển hội tụ mà còn có những làng nghề truyền thống đi vào sử sách, thơ ca. Trải qua những thăng trầm của thời gian, các làng nghề tiếp tục được gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống.
Thanh Hóa là địa phương có nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, trong đó có những làng nghề tồn tại và phát triển hàng trăm năm, sản phẩm được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên, bên cạnh những làng nghề có sức sống bền bỉ như nghề rèn truyền thống xã Tiến Lộc, nghề mộc làng Đạt Tài, Hạ Vũ, nghề đúc đồng xã Thiệu Trung... thì không ít làng nghề đã và đang đứng trước nguy cơ mai một.
Ngôi nhà hơn 200 tuổi ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) được UNESCO công nhận là một trong những nhà cổ dân gian truyền thống đẹp nhất Việt Nam.