Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Sau khi tốt nghiệp THPT, thay vì nghỉ học ở nhà hay kết hôn sớm, nhiều nữ sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai chọn tiếp tục con đường học tập để theo đuổi giấc mơ nghề nghiệp mà mình đam mê với mong muốn thay đổi cuộc sống.
Đào tạo nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng, là bước chuẩn bị đường dài cho du lịch nông nghiệp thời gian tới. Du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng luôn gắn liền với tri thức bản địa và giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Gia Lai.
Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín ở huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã phát huy vai trò cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh.
Ngày 30-1, đoàn công tác của tỉnh Gia Lai do đồng chí Huỳnh Quang Thái-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đến thăm, chúc Tết các cá nhân, người có công, đơn vị quân đội đứng chân tại thị xã An Khê và huyện Kông Chro.
Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã lồng ghép nhiều chương trình, chính sách để giúp người dân vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm đáng kể, đời sống người dân không ngừng được cải thiện.
Đó là đúc kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử dân tộc. Vận dụng quan điểm đúng đắn của Người, cả hệ thống chính trị tỉnh Gia Lai đã chủ động củng cố 'gốc rễ' bằng cách thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, gắn bó với cơ sở để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hình ảnh những con đường hoa rực rỡ đủ sắc màu xuất hiện ngày càng nhiều tại các thôn, làng đã tạo nên một diện mạo tươi mới cho nông thôn Gia Lai.
Ngày 15-12, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Kông Chro cho biết đã phối hợp với Công an huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên làm rõ và bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ trộm cắp 10 con bò của người dân xã Yang Trung gồm: Nguyễn Thanh Vinh (SN 1986, trú tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) và Lương Văn Kết (SN 1996, trú tại huyện Ea Hleo, tỉnh Đak Lak).
Trong vòng hơn 1 tháng trở lại đây, 12 con bò của người dân tại xã An Trung và Yang Trung (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) bị kẻ gian trộm cắp khiến người dân hết sức lo lắng.
Sau 11 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn của tỉnh Gia Lai đã có sự thay đổi rõ rệt, cơ sở hạ tầng dần được hoàn thiện, đời sống người dân ngày một nâng cao. Bước sang giai đoạn 2021-2025, nhiều tiêu chí đã được nâng lên khiến các địa phương gặp không ít khó khăn, thách thức trong việc thực hiện mục tiêu đề ra.
Thông qua mô hình 'Làm rẫy tập thể', 'Làm công gây quỹ', Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã vận động hội viên chung tay giúp đỡ nhiều phụ nữ thoát nghèo.
Những năm qua, đồng bào Bahnar ở huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) chung tay đóng góp kinh phí và ngày công để trùng tu, xây dựng nhiều nhà rông khang trang, to đẹp nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa ở cơ sở.
Một thời, nhãn ở huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) được ưa chuộng bởi hạt nhỏ, cơm dày, vị ngọt thanh. Song những năm gần đây, nhiều vườn nhãn đã bị thoái hóa, cho năng suất và chất lượng thấp. Theo đó, rất cần một sự 'thay máu' cho vườn nhãn nơi đây.
Với hàng trăm km 'con đường hoa', 'hàng rào xanh' cùng những 'vườn rau xanh và cây ăn trái', cuộc vận động '5 không, 3 sạch' gắn với xây dựng nông thôn mới của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh thực sự làm thay đổi diện mạo nông thôn.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 8, từ tối 16 đến sáng 17-10, trên địa bàn TP. Pleiku và một số nơi trong tỉnh Gia Lai có mưa to gây ngập cục bộ. Lực lượng chức năng của tỉnh đã nhanh chóng hỗ trợ di dời người dân và tài sản ra khỏi khu vực bị ngâp lụt, đồng thời khơi thông dòng chảy một số điểm nghẽn ở các con suối trên địa bàn.
Sau 21 ngày khoanh vùng tạm thời để phòng-chống dịch Covid-19, cuộc sống của dân làng Hle Hlang (xã Yang Trung, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) trở lại bình thường. Những ngày này, người dân đang tích cực lao động sản xuất gắn với thực hiện nghiêm các quy định phòng-chống dịch.
Ngày 9-9, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai có Công văn số 366/CV-BCĐ về việc gỡ bỏ phong tỏa tạm thời đối với làng Hle Hlang (xã Yang Trung, huyện Kông Chro) sau thời gian khoanh vùng để phòng-chống dịch Covid-19.
Ngày 20-8, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai có Công văn số 297/CV-BCĐ về việc triển khai một số biện pháp khẩn cấp liên quan đến trường hợp dương tính lần 1 với SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Giai đoạn 2018-2020, huyện Kông Chro có 3.617 hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, trong đó có 2.982 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vay với dư nợ gần 79 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã giúp bà con phát triển sản xuất, trong đó có nhiều hộ thoát nghèo.
Sáng 5-7, UBND huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chỉ đạo lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên cùng chính quyền thị trấn Kông Chro và các xã: Yang Trung, Yang Nam, Ya Ma, Chơ Long tổ chức giúp người dân khắc phục thiệt hại do mưa đá kèm theo lốc xoáy gây ra.
Vào lúc 16 giờ ngày 4-7, mưa đá trên diện rộng kèm theo lốc xoáy kéo dài hơn 45 phút bất ngờ trút xuống địa bàn làng Hle Hlang và 2 thôn 9, 10 (xã Yang Trung, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) đã gây thiệt hại nặng về nhà cửa, cây trồng của người dân.
Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 đã gây nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế-xã hội của huyện Kông Chro. Để thực hiện 'mục tiêu kép' vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, huyện đang ưu tiên phát triển ngành kinh tế chủ lực, đồng thời, tạo điều kiện để các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay, toàn tỉnh có 83 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới.
Chiều 9-4, UBND xã Yang Trung (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ công bố quyết định công nhận làng Hle Hlang đạt chuẩn làng nông thôn mới năm 2020.
Cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội xã Yang Trung (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) ngày càng khang trang; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.
Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Yang Trung (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) đã cán đích 19/19 tiêu chí; cơ sở hạ tầng nông thôn ngày một khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Kông Chro là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. 70 mùa xuân đi qua kể từ ngày thành lập (15/3/1950-15/3/2020), Đảng bộ huyện Kông Chro đã lãnh đạo đồng bào các dân tộc đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn gian khổ để giành được nhiều thắng lợi vẻ vang trong thời chiến lẫn thời bình.
Gia Lai có điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn thức ăn phong phú để phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Những năm qua, ngành nông nghiệp và các địa phương đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò, nhất là cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt.