Những đảng viên người dân tộc thiểu số làm đổi thay ở các buôn làng

Với tinh thần trách nhiệm trong công việc và tâm huyết với sự phát triển của quê hương, nhiều đảng viên người dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã có những cống hiến thiết thực, góp phần quan trọng vào sự đổi thay ở các buôn làng.

Người tiên phong đưa giống khoai lang Nhật Bản về Phú Thiện

Gần 20 năm trước, anh Đỗ Văn Năm tiên phong đưa khoai lang Nhật Bản về Phú Thiện (tỉnh Gia Lai). Hiện nay, Phú Thiện trở thành 'thủ phủ' khoai lang của tỉnh. Nhiều hộ dân nơi đây có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm từ loại cây trồng này.

Đong đầy 'hũ gạo tình thương'

Với tinh thần tương thân tương ái, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã, thị trấn ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã tích cực hưởng ứng phong trào 'Phụ nữ với hũ gạo tiết kiệm của Bác', qua đó giúp nhiều gia đình vượt qua thời điểm khó khăn.

Cuộc vận động '5 không, 3 sạch': Dấu ấn phong trào phụ nữ

Với hàng trăm km 'con đường hoa', 'hàng rào xanh' cùng những 'vườn rau xanh và cây ăn trái', cuộc vận động '5 không, 3 sạch' gắn với xây dựng nông thôn mới của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh thực sự làm thay đổi diện mạo nông thôn.

Một chỉ thị, trăm biến chuyển từ làng - Kỳ cuối: Khi ý Đảng thuận lòng dân

Đến nay có thể khẳng định chủ trương xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số là quyết sách đúng đắn, thể hiện sự sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh. Thuận lòng dân nên sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tạo nên những dấu ấn đậm nét, là điểm tựa vững chắc để nhiều vùng nông thôn trong tỉnh chuyển mình phát triển.

Một chỉ thị, trăm biến chuyển từ làng - Kỳ 4: Đổi thay nhỏ, ý nghĩa lớn

Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được đầu tư đồng bộ, đời sống người dân ngày càng nâng cao, an ninh trật tự bảo đảm, hệ thống chính trị được củng cố vững chắc là những 'quả ngọt' sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Một chỉ thị, trăm biến chuyển từ làng - Kỳ 3: Vươn lên từ nội lực

Sau giai đoạn quy hoạch, sắp xếp lại dân cư và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các địa phương tiếp tục triển khai giúp người dân tổ chức lại sản xuất nhằm nâng cao thu nhập. Từ chỗ khuyến khích phát huy nội lực, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả được nhân rộng, tạo tiền đề xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên: Người dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới

Nhằm đánh giá công tác triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số, chiều 22-9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị sơ kết bằng hình thức trực tuyến đến 178 điểm cầu, trong đó có 2 điểm cầu cấp tỉnh, 17 điểm cầu cấp huyện và 159 điểm cầu xã, phường, thị trấn.

Phát triển kinh tế-xã hội 4 làng Đồn giai đoạn 2: Làm thay đổi nhận thức người dân

Đề án phát triển kinh tế-xã hội 4 làng: Pông, Trớ, Hek, Kinh Pêng (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang triển khai giai đoạn 2 (2021-2023). Kết quả đạt được bước đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc làm thay đổi diện mạo các làng. Tuy nhiên, làm chuyển biến nhận thức để cùng với sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, bà con nỗ lực vươn lên xây dựng cuộc sống mới tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu.

Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Gia Lai kiên quyết xử lý nợ

Trong bối cảnh quy mô nguồn vốn lẫn dư nợ tín dụng chính sách gần chạm mức 5.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Gia Lai quyết liệt thực hiện các giải pháp xử lý nợ. Nhờ đó, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh đều giảm, chỉ chiếm 0,33% tổng dư nợ.

Phú Thiện: Nguồn vốn chính sách 'phủ sóng' về làng

Nhờ tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội mà nhiều hộ dân ở các làng: Pông, King Pêng, Trớ, Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã phát triển kinh tế gia đình, vươn lên trong cuộc sống.

Gia Lai: Hàng chục nghìn hộ dân 'khát' nước sạch

Hiện hơn 90% dân số tại huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang sử dụng nguồn nước nhiễm phèn từ giếng khoan, giếng đào, nước máy chưa qua hệ thống xử lý, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, nguồn nước tại đây nhiễm phèn từ trước đến nay, chính quyền địa phương cũng chưa có biện pháp nào khắc phục ngoài việc trông chờ vào nguồn kinh phí nhà nước đầu tư nâng cấp công suất và mở rộng hệ thống đường dẫn nước sạch về khu dân cư.

Người thanh niên với tâm huyết giữ phát huy văn hóa dân tộc Bahnar

Với tâm huyết và niềm đam mê tuổi trẻ, anh Rmah Mich, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên xã Chư A Thai đã có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Bahnar.

Chàng trai Bahnar nặng lòng với văn hóa truyền thống

Không chỉ sử dụng thuần thục nhiều loại nhạc cụ truyền thống, anh Rmah Mich (SN 1993, dân tộc Bahnar, làng Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) còn bồi đắp tình yêu văn hóa dân tộc đến với mọi người.

Bài 3: 'Đại phẫu' phong cách cán bộ để ý Đảng hợp lòng dân

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự việc xảy ra ở Tây Nguyên năm 2001 được đúc rút là việc hệ thống chính trị (HTCT) và đội ngũ cán bộ (ĐNCB) ở cơ sở có nhiều yếu kém, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành. Bởi thế, ngay sau khi sự việc được xử lý, một cuộc 'đại phẫu' được Trung ương quyết liệt chỉ đạo, HTCT các địa phương vùng Tây Nguyên triển khai rốt ráo, tập trung chỉnh đốn phong cách, tác phong công tác của cán bộ theo hướng gần dân, sát dân, để ý Đảng thật sự hợp với lòng dân.

Triển vọng từ giống lúa cạn LC93-1

Vụ mùa năm nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) phối hợp với UBND xã Chư A Thai triển khai mô hình lúa cạn LC93-1 tại làng Kinh Pêng. Qua khảo sát, mô hình đã đem lại thành công bước đầu, mở ra hướng đi mới cho sản xuất lúa rẫy tại địa phương.

Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai: Quyết sách đúng đắn

Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về 'Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh' đã mang lại hiệu quả tích cực, tạo bước đột phá trong việc làm thay đổi diện mạo và đời sống người dân tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là một trong những dấu ấn đậm nét của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020, là điểm tựa vững chắc để nhiều vùng nông thôn trong tỉnh chuyển mình phát triển.

Điển hình làng nông thôn mới vùng dân tộc thiểu số

'Để có được xã, huyện nông thôn mới (NTM) thì phải có các thôn, làng NTM' là quan điểm của Tỉnh ủy Gia Lai, được người dân rất đồng tình, ủng hộ. Từ năm 2018, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Gia Lai đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh triển khai thực hiện mô hình 'Làng NTM vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)'. Đến nay, mô hình đã đạt nhiều kết quả quan trọng.