Quảng Bình chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa bão

Ngày 18/9, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức họp rà soát công tác chuẩn bị, sẵn sàng phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong mùa mưa bão năm 2024.

Chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm '4 tại chỗ'

Sáng 18/9, dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) kiêm Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự (PTDS) tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ huy) và đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN kiêm Ban Chỉ huy PTDS tỉnh, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để rà soát công tác chuẩn bị, sẵn sàng PCTT, TKCN mùa mưa bão năm 2024. Cuộc họp được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Trường Trung cấp 24 Biên phòng giúp dân thu hoạch lúa sau bão

Trước ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 gây ra, trong hai ngày 11-12/9, Trường Trung cấp 24 Biên phòng đã cử gần 300 lượt cán bộ, chiến sĩ xuống đồng giúp đỡ bà con nhân dân trên địa bàn đóng quân thu hoạch lúa bị ngập úng.

Ánh sáng từ phía đại ngàn…

Lệ Thủy là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống, tập trung ở các xã Ngân Thủy, Lâm Thủy, Kim Thủy. Để giúp người dân vùng biên viễn này có cuộc sống tốt đẹp hơn, huyện đã và đang tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu quan trọng. Qua đó, không chỉ góp phần thay đổi diện mạo, phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng miền núi mà còn tạo 'đòn bẩy' để huyện Lệ Thủy giảm nghèo nhanh, bền vững…

Bộ đội Biên phòng tỉnh giúp đồng bào Rục thu hoạch lúa hè-thu

Trong các ngày 9 và 10/9, hàng chục cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Đồn Biên phòng Cà Xèng, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã xuống đồng giúp đồng bào Rục các bản Ón, Yên Hợp, Mò O Ồ Ồ (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa) thu hoạch lúa hè-thu.

Quảng Ninh: Thắng lợi vụ hè-thu

Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi diễn biến bất thường của thời tiết nhưng nhờ sự chủ động về giống, nguồn nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nông dân huyện Quảng Ninh vẫn có một vụ hè-thu thắng lợi, cây trồng được mùa, năng suất cao.

Diễn đàn chủ nhật: Lúa hè thu trở lại

Những năm trước đây, ở Quảng Bình và nhiều địa phương khác, tình trạng bỏ hoang đất ruộng vụ hè thu xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân khiến nông dân 'quay lưng' với đồng ruộng là do chi phí sản xuất cao, sâu bệnh hoành hành, thiếu nước tưới tiêu, giá lúa bấp bênh, đầu ra sản phẩm không ổn định nên trồng lúa bị lỗ nặng.

Bộ đội Biên phòng giúp nhân dân trong bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển đã chỉ đạo các đơn vị bảo đảm quân số trực 100%, sẵn sàng xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra; tích cực phối hợp với địa phương giúp các hộ dân chằng néo tàu, thuyền, gia cố nhà cửa, bảo vệ lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

Nông dân Nghệ An cấp tập thu hoạch lúa, rau màu 'chạy' bão số 3

Bão số 3 được dự báo là cơn bão mạnh cấp 14, giật cấp 17, khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão và hoàn lưu bão số 3 gây ra, nông dân Nghệ An đang khẩn trương thu hoạch lúa, hoa màu… với phương châm 'xanh nhà hơn già đồng', để hạn chế thấp nhất thiệt hại khi bão đổ bộ vào.

Ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ để sản xuất lúa chất lượng cao

Sau thời gian triển khai thực hiện, mô hình 'Sản xuất lúa chất lượng cao ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ theo hướng hữu cơ gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm vụ đông-xuân 2023-2024' được ngành chức năng và người dân đánh giá là mang lại nhiều kết quả khả quan. Đây là cơ sở để nông dân nhân rộng mô hình vào thời gian tới.'Hiện nay, lao động nông nghiệp ở địa phương ngày càng giảm và già hóa nên việc ứng dụng cơ giới hóa sẽ giúp sản xuất nông nghiệp thuận lợi và hiệu quả hơn. Vụ đông-xuân 2024-2025 tôi sẽ tiếp tục thực hiện mô hình, đồng thời mong muốn mô hình sẽ được nhân rộng để hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa, tạo thuận lợi cho tiêu thụ, từ đó, nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp nông dân bám ruộng làm giàu', ông Trần Duy Khánh cho biết thêm.

Vụ mùa đông-xuân thắng lợi

Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố bất lợi về thiên tai, sâu bệnh, nhưng nhờ sự chủ động của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân nên vụ lúa đông-xuân năm nay được đánh giá là được mùa, được giá, nông dân ai ai cũng phấn khởi.Vụ hè-thu 2024, toàn tỉnh có kế hoạch gieo khoảng 14.751ha lúa. Đến nay, các địa phương đã gieo hơn 1.200ha, trong đó, Quảng Ninh hơn 520ha, Lệ Thủy 432ha, Bố Trạch 150ha, Quảng Trạch 50ha…

Ban Thường vụ Tỉnh ủy sơ kết tình hình công tác tháng 4

Sáng ngày 03/5, đồng chí Ngô Chí Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy (mở rộng) sơ kết tình hình công tác tháng 4, xây dựng chương trình công tác tháng 5/2024.

Quảng Trạch: Năng suất lúa đông-xuân đạt cao nhất từ trước đến nay

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Quảng Trạch, năng suất trung bình vụ lúa đông-xuân năm nay ước đạt 62,5 tạ/ha, cao hơn 1 tạ/ha so với vụ đông-xuân năm trước. So sánh cho thấy đây là vụ đông-xuân có năng suất đạt cao nhất từ trước đến nay ở địa phương này.

Tiền Giang: Nông dân trồng lúa lãi cao, thị trường trầm lắng

Hiện nay, nông dân trồng lúa ở các huyện phía tây của tỉnh Tiền Giang như: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và thị xã Cai Lậy thu hoạch rộ vụ lúa hè-thu chính vụ 2023. Đến thời điểm này, giá lúa hiện vẫn đang duy trì ở mức cao, nông dân thu lợi nhuận khá. Tuy nhiên, giới kinh doanh gạo cho rằng thị trường xuất khẩu gạo đang trầm lắng và diễn biến rất khó lường.

Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ của năm 2023

Chiều nay, 8/9, UBND tỉnh tổ chức họp phiên thường kỳ tháng 8 để đánh giá tình hình kinh tế-xã hội (KT-XH), công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh tháng 8 và 8 tháng năm 2023.

Lúa vụ hè-thu được mùa

Quảng Bình triển khai sản xuất vụ hè-thu năm 2023 trong điều kiện thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp. Ngành Nông nghiệp và các địa phương đã tập trung chỉ đạo bà con nông dân bố trí cơ cấu giống hợp lý, tranh thủ sớm thời vụ, hạn chế tác động của hạn hán…, nhờ vậy, nông dân toàn tỉnh đã có một vụ mùa thắng lợi.

Quảng Bình: Lý do nông dân chọn thợ hồ, bỏ hoang hơn 6000 ha đất lúa

Toàn tỉnh Quảng Bình có 6.886ha diện tích đất trồng lúa bị bỏ hoang, không sản xuất vụ hè-thu, gây nên tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên đất hiện nay.

Nông dân Hậu Giang thiệt hại nặng do mưa, bão

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1 (Talim), mưa dầm nặng hạt kèm theo dông lốc trong những ngày qua đã gây thiệt hại không nhỏ trong sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Hà Tĩnh: Ngập lụt giữa mùa hè

Mặc dù tỉnh Hà Tĩnh đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt cực điểm, song do gặp sự cố trong quá trình vận hành cống tưới tiêu nước từ hồ Ngàn Trươi về vùng hạ du đã khiến một số nhà dân và diện tích lúa hè thu ở Can Lộc (Hà Tĩnh) bỗng dưng bị... ngập lụt.

Áp lực giá phân bón 'phi mã'

Thời gian gần đây, giá vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng liên tục. Trong khi đó, giá nông sản tăng không đáng kể, có mặt hàng còn giảm giá, gây khó khăn cho các nhà nông.

Thiếu hụt nghiêm trọng tài xế container khiến ùn ứ nông sản tại các tỉnh phía Nam

Hiện nay, các tỉnh ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa Hè-Thu. Nhưng việc thiếu hụt tài xế container, xe tải, khiến tắc nghẽn đưa lúa từ ruộng về nhà máy và từ nhà máy ra các cảng xuất khẩu…

Miền Trung chạy đua chống bão Côn Sơn

Đối phó với bão số 5 (Côn Sơn) các tỉnh miền Trung đang căng mình chuẩn bị chống bão đảm bảo an toàn cho người dân.

Đà Nẵng và Quảng Bình chuẩn bị phương án di dời dân tránh bão số 5

Ứng phó với bão số 5, tỉnh Quảng Bình và chính quyền thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo các quận huyện sẵn sàng di dời dân đến nơi an toàn, nhưng vẫn phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Khơi thông 'luồng xanh' đường thủy, đảm bảo việc thu mua lúa gạo cho bà con

Bộ GTVT đề nghị các địa phương tháo gỡ và có phương án kiểm soát dịch phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển lúa gạo từ ruộng, đồng đến các cơ sở sơ chế, đảm bảo tiêu thụ nông sản cho nhân dân.

Chính quyền và doanh nghiệp chung tay không để đứt gãy chuỗi ngành hàng lúa gạo

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bốn tỉnh khu vực ĐBSCL thống nhất việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân, thương lái, công nhân, phương tiện trong sản xuất, thu hoạch, vận chuyển… để chuỗi ngành hàng lúa gạo không bị đứt gãy.

Lệ Thủy: Mở rộng diện tích lúa hè-thu

Thực hiện chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lệ Thủy khóa XXIV về 'Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao', UBND huyện đã vận động bà con nông dân chuyển đổi một số diện tích lúa tái sinh hiệu quả thấp sang trồng lúa hè-thu, mở rộng diện tích canh tác lúa hè-thu trên địa bàn.

PC Quảng Bình: Nỗ lực cấp điện cho các trạm bơm nước phục vụ sản xuất lúa hè-thu

Hiện, các địa phương trong toàn tỉnh đang tích cực làm đất, xuống giống, nạo vét các tuyến kênh mương nội đồng và chủ động kiểm tra, sửa chữa các trạm bơm, các hồ chứa… chuẩn bị cho vụ sản xuất lúa hè-thu năm 2021. Theo yêu cầu của Sở Nông nghiệp-PTNT, Công ty Điện lực (PC) Quảng Bình đã sẵn sàng phương án bảo đảm cấp điện ổn định cho các trạm bơm nước phục vụ gieo cấy.

Quảng Trạch: Tập trung gieo sạ lúa hè-thu

Tranh thủ thời gian, những ngày này, bà con nông dân huyện Quảng Trạch đang tập trung ra đồng, đẩy nhanh tiến độ gieo sạ lúa hè-thu.

Các địa phương tập trung sản xuất vụ hè-thu năm 2021

Ngay sau khi hoàn thành thu hoạch lúa vụ đông-xuân, bà con nông dân các địa phương khẩn trương làm đất, triển khai sản xuất lúa vụ hè-thu năm 2021.

Các địa phương làm đất xuống giống vụ lúa hè-thu

Ngay sau khi hoàn thành thu hoạch vụ lúa đông-xuân, bà con nông dân các địa phương đang tích cực làm đất chuẩn bị sản xuất vụ hè-thu 2021.