Hiện nay các địa phương trên địa bàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành gieo cấy và người dân chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa hồi xanh, đẻ nhánh. Để vụ lúa thu mùa đạt năng suất, sản lượng cao ngành nông nghiệp và các địa phương chủ động triển khai các giải pháp hướng dẫn cho người dân chăm sóc, bảo vệ lúa thu mùa phát triển.
Sản xuất vụ xuân đã khép lại, theo nhận định của ngành chuyên môn năng suất, sản lượng cây trồng năm nay phần nào bị ảnh hưởng bởi biến động của thời tiết. Mùa tiếp mùa, người dân khắp các địa phương đã bắt tay ngay vào sản xuất vụ mùa. Mục tiêu đặt ra là lấy vụ mùa bù vụ xuân.
Cây lúa Kim Sơn không chỉ tạo ra những hạt gạo thơm ngon nức tiếng và cũng từ cây lúa, với óc sáng tạo cùng đôi bàn tay khéo léo, những người nông dân nơi đây còn làm nên một thứ hàng thủ công đặc biệt, gọi nôm na là 'đuôi trâu' chuyên xuất khẩu đi Nhật Bản, đem lại giá trị kinh tế cao.
Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao (CNC) sẽ tạo ra những đột phá giúp thay đổi bức tranh nông nghiệp, huyện Hoằng Hóa đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với lợi thế của từng vùng.
Những ngày này, trên cánh đồng thôn Kim Sơn, xã Hoằng Tiến (Hoằng Hóa), người dân đang tất bật thu hoạch khoai tây vụ đông xuân 2023 với niềm vui được mùa.
Hiện nay, nhu cầu tận dụng rơm cuộn làm thức ăn cho bò hoặc trồng trọt ngày càng cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do mưa nhiều, không tận dụng được nguồn phế phẩm nông nghiệp từ rơm và một số địa phương chuyển từ sản xuất lúa 3 vụ sang 2 vụ nên giá rơm cuộn tăng và hút hàng.
Hơn 1 tháng trở lại đây, bà con tại một số địa phương trên địa bàn huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) rất phấn khởi bởi con nước lũ về mang theo nguồn lợi thủy sản rất phong phú. Người dân đánh bắt thủy sản, góp phần tạo thêm việc làm, ổn định đời sống. Ngoài đánh bắt thủy sản trong tự nhiên, người dân nơi đây còn phát triển nuôi thủy sản ngay trên cánh đồng nhằm tăng thu nhập...
Ninh Lai là một trong những xã ở huyện Sơn Dương có phong trào làm vụ đông mạnh mẽ và hiệu quả. Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân lực, vật lực để làm đất, xuống giống và chăm sóc các loại cây màu, đảm bảo đúng khung thời vụ.
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đến sáng 6-10 tỉnh Thanh Hóa đã thu hoạch được 101.304/115.013 ha lúa thu mùa, đạt 88,1% diện tích. Các địa phương trong tỉnh đang tranh thủ thời tiết tạnh ráo, huy động nhân lực, máy móc thu hoạch diện tích còn lại.
Đợt mưa lớn dài ngày đã gây ngập, úng, làm thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, ước tính thiệt hại khoảng 23,4 tỷ đồng.
Vụ lúa Hè - Thu năm 2022 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng thu hoạch gần dứt điểm. Theo thông tin của nhiều địa phương, vụ Hè - Thu năm nay, tuy năng suất cao, nhưng lợi nhuận thấp.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa, do ảnh hưởng của cơn bão số 4, từ đêm 27-9 đến ngày 30-9-2022 khu vực tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có một đợt mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông; tổng lượng mưa cả đợt có khả năng đạt từ 150 đến 300 mm.
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nông Cống, từ ngày 7-9 đến 11 giờ ngày 9-9-2022 trên địa bàn huyện đã xảy ra mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa đo được tại trạm Thủy văn Chuối vào sáng ngày 9-9 là 234 mm. Mưa lớn đã làm cho 81 ha lúa vụ thu mùa gần đến kỳ thu hoạch bị đổ ngã và ngập úng. Trong đó, các xã bị ngập úng nhiều là Công Chính bị ngập 29 ha, Tượng Sơn, Minh Khôi 21 ha, xã Trường Minh 25 ha...
Nhằm chủ động nguồn nước tưới cho lúa thu mùa, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh đang xây dựng, triển khai thực hiện phương án ứng phó với hạn hán kéo dài có thể xảy ra.
Vụ thu mùa năm 2022, Thanh Hóa phấn đấu gieo cấy 114.650 ha lúa. Theo tính toán của ngành nông nghiệp, với diện tích nói trên, vụ thu mùa sắp tới toàn tỉnh cần tới 4.300 tấn lúa giống các loại.
Tháng tư, tôi đi cùng đoàn Chi hội Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh Long An về thăm lại một nơi chốn mà tôi có nhiều kỷ niệm. Sau khi trao quà cho học sinh Trường Tiểu học thị trấn Cần Đước, chúng tôi đi Long Hựu Đông, thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Văn Thị Khen ở ấp Rạch Cát, rồi ngồi xe rảo mắt toàn cảnh di tích Đồn Rạch Cát.
Những ngày gần đây, trên khắp các tuyến đường giao thông tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, hiện ra trước mắt là từng cánh đồng lúa vàng trĩu hạt đang vào giai đoạn thu hoạch. Những chiếc máy gặt đập hoạt động liên tục trên cánh đồng. Bà con nông dân phấn khởi khi lúa thu hoạch đạt năng suất tốt, đầu ra thuận lợi, đảm bảo lợi nhuận cho người sản xuất.
Trong những ngày gần đây, tại các địa phương sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang tất bật thu hoạch lúa Đông - Xuân. Tiếng máy gặt đập liên hợp hoạt động liên tục để đảm bảo tiến độ thu hoạch tại các cánh đồng của hộ dân và các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX). Thời điểm hiện tại, thời tiết rất tốt nên tiến độ thu hoạch lúa khá nhanh và thuận lợi, kèm theo đó là giá lúa cũng ổn định nên đảm bảo lợi nhuận cho nông dân.
Mỹ Tú (Sóc Trăng) được biết đến là vùng đất trũng, phèn với nhiều loại cây trồng mà chủ lực là cây lúa. Trong suốt các năm qua, tại nhiều địa phương trên địa bàn huyện có cơ cấu sản xuất lúa 3 vụ/năm. Tuy nhiên, trong vụ lúa Thu - Đông 2021, nhiều diện tích đất sản xuất lúa của bà con nông dân không còn một màu xanh mượt của cánh đồng lúa, mà thay vào đó là những ruộng đất trống nước tràn đồng. Tận dụng nguồn nước trên, bà con nuôi cá, nuôi vịt, thậm chí để đồng ruộng trống đầy nước bắt ốc bán, góp phần tăng thu nhập, cải tạo môi trường đất cho vụ lúa Đông - Xuân tới.