Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…
Là người Đọi Tam, hầu như ai cũng biết về nghề làm trống, không chỉ nam giới, mà cả phụ nữ cũng có thể nói về những công đoạn làm trống, về các loại trống
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nam Định Nguyễn Tiến Dũng cho biết buổi lễ góp phần ôn lại truyền thống hào hùng của cha ông, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm...
Ngày 22/9 (tức 20/8 năm Giáp Thìn), tại Di tích lịch sử, văn hóa đền Bảo Lộc và đền Trần thuộc Khu di tích lịch sử, văn hóa đền Trần-chùa Tháp, UBND thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 724 năm Ngày hóa Đức Thánh Trần. Đây là hoạt động nằm trong Lễ hội truyền thống đền Trần năm 2024.
Vương triều Trần (1225-1400) là triều đại rực rỡ, thịnh trị bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, 3 lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông xâm lược nước ta vào thế kỷ XIII. Trong đó, Vua Trần Nhân Tông sớm nhường ngôi cho con rồi lui về đi tu, trở thành vị Tổ sáng lập của Thiền phái Trúc Lâm. Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn lập bao chiến công hiển hách trong cả 3 lần chiến đấu chống quân Nguyên - Mông, khi hóa đã được nhân dân suy tôn là bậc thánh. Các vị Vua Trần và Đức Thánh Trần Hưng Đạo được các thế hệ người dân Việt Nam thờ phụng tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó Đền Trần - Chùa Tháp tại phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) là một trung tâm lớn được khách thập phương tín ngưỡng.
Nam Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều lễ hội đặc sắc gắn với các di tích lịch sử. Nơi đây có tới hơn 200 lễ hội truyền thống, tập trung tại thành phố và các huyện Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Mỹ Lộc, Hải Hậu…
Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam. Hiện nay, với thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, Nam Định đang đầu tư phát triển nhiều loại hình du lịch trong đó du lịch văn hóa, du lịch sinh thái là hai hướng được ưu tiên phát triển.
Lễ hội đền Trần 2024 đón khoảng một triệu du khách, gần 30 vạn ấn đã được phát. Số ấn phát ra sát với số lượng dự tính của ban tổ chức lễ hội.
Năm nay, công tác tổ chức lễ hội được các địa phương, di tích chuẩn bị từ sớm, với nhiều phương án nhằm bảo đảm văn minh, an toàn, thể hiện đậm nét truyền thống.
Đến thời điểm này, những lễ hội lớn của cả nước đã diễn ra, mang đến không khí du xuân vui tươi cho người dân và du khách. Với sự chuẩn bị tốt của các địa phương, đặc biệt là Hà Nội - địa phương có số lượng lễ hội lớn nhất cả nước, mùa lễ hội xuân năm 2024 cơ bản diễn ra bình yên, an toàn, văn minh.
Dịp đầu xuân năm nay, thời tiết khá thuận lợi, khiến những địa điểm di tích, lễ hội đầu năm càng đông đúc, nhộn nhịp hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá việc tổ chức các lễ hội đầu xuân năm nay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các hoạt động của lễ hội đã được thay đổi theo hướng ngày càng quy củ, nền nếp hơn, bớt phiền hà, lộn xộn so với những năm trước.
Chiều 26/2, thông tin cho phóng viên Báo Nhân Dân, ông Đinh Bá Khải, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình), cho biết, trong 5 ngày diễn ra Lễ hội Đền Trần đã thu hút rất đông du khách gần xa đến chiêm bái, vãn cảnh, thắp hương tri ân các vị vua triều Trần.
Đến với Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2024, du khách gần xa thích thú chen chân thưởng thức chương trình khai bút và giao lưu thư pháp đặc sắc và cũng rất hiếm gặp của các Câu lạc bộ thư pháp.
Bắt đầu từ 5 giờ sáng ngày 24/2 (15 tháng Giêng âm lịch), BTC Lễ hội đền Trần tổ chức phát ấn cho Nhân dân.
Ngay từ chiều, dù trời mưa nhưng hàng nghìn người đã đổ về đền Trần Nam Định dâng lễ trước giờ khai ấn.
Trong chiều 23/2 (tức 14 tháng Giêng Âm lịch), hàng nghìn người dân 'đội mưa' cùng nhau về di tích Đền Trần (tỉnh Nam Định) để chuẩn bị dự lễ khai ấn.
Lễ hội Đền Trần Thái Bình diễn ra từ ngày 13 đến 18 tháng Giêng Âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh công lao to lớn trong việc dựng nước và giữ nước của triều đại nhà Trần trong lịch sử dân tộc. Điểm nhấn tại đêm khai mạc Lễ hội Đền Trần tại tỉnh Thái Bình năm nay là màn trống hội 'Long Hưng - Tôn miếu triều Trần' hội tụ 175 tay trống, biểu thị cho 175 năm trị vì của vương triều Trần (1225 - 1400) và vở diễn bán thực cảnh 'Hùng oanh một cõi trời Nam', trình diễn 3D - Mapping 'Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (lần thứ ba)'...
Lễ hội Khai ấn đền Trần Nam Định Xuân Giáp Thìn diễn ra từ ngày 20 đến 25/2/2024 (tức từ ngày 11-16 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong đó nghi lễ khai ấn bắt đầu từ 23 giờ 15 phút ngày 23/2 (14 tháng Giêng). Chiều 23/1, hàng nghìn du khách vẫn đội mưa tới hành lễ, dâng hương trước giờ khai ấn.
Lễ khai ấn đền Trần 2024 được tổ chức vào giờ Tý (23h), đêm 14 tháng Giêng (23/2) với các nghi lễ thiêng truyền thống. Từ 15h chiều 14 tháng Giêng dù trời mưa rả rích nhưng du khách thập phương đổ về khu vực đền Trần khá đông.
Lễ khai mạc lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2024 diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, công phu về cả phần nghe lẫn phần nhìn, đem lại nhiều bất ngờ cho du khách gần xa.
Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình đã khai mạc vào 20 giờ ngày 22/2 tại Di tích quốc gia đặc biệt, nằm trong khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà. Sự kiện này đã mở đầu cho chuỗi hoạt động của lễ hội đền Trần năm 2024.
Tối 22/2 (13 tháng Giêng Âm lịch), tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua nhà Trần, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã diễn ra Khai mạc lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2024 với sự tham dự nhiệt tình của hàng nghìn người dân.
Tại sân khấu khai mạc Lễ hội Đền Trần, đông đảo du khách đã vô cùng thích thú thưởng thức vở diễn bán thực cảnh kết hợp trình diễn 3D 'Hùng oanh một cõi trời Nam' với hình ảnh Rồng vàng bay lượn.
Tối 22/2, tức ngày 13 tháng Giêng, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua nhà Trần (Hưng Hà, Thái Bình) đã chính thức diễn ra Khai mạc lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2024.
Nghi lễ rước nước được phục dựng từ năm 2010 và duy trì thực hiện cho đến nay. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân địa phương và nghi thức đầu tiên trong Lễ hội Đền Trần (Thái Bình).
Trong ngày khai hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2024, những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng đầu tiên đã diễn ra từ sáng 22/2 (tức ngày 13 tháng Giêng). Ngoài lễ tế mở cửa đền, lễ dâng hương tại lăng các vua Trần thì du khách rất háo hức dõi theo lễ rước nước được tổ chức bài bàn, trang nghiêm và với quy mô lớn.
Hằng năm cứ đến ngày 13 tháng Giêng, nghi lễ rước nước tại Lễ hội Đền Trần được tổ chức không chỉ cầu mong mưa thuận gió hòa, nông nghiệp phát triển mà còn mang ý nghĩa tri ân tổ tiên nhà Trần.
Mở đầu cho các hoạt động văn hóa phong phú diễn ra tại Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2024 là triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật mừng Đảng-mừng Xuân mang chủ đề 'Sắc xuân' được khai mạc sáng 22/2 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần, thuộc xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Mọi công tác chuẩn bị cho chương trình khai mạc Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình được tổ chức vào 20 giờ ngày 22/2 (tức ngày 13 tháng Giêng) đến nay đã cơ bản hoàn tất. Năm nay, chính quyền địa phương có nhiều đổi mới trong tổ chức lễ hội, nhất là lễ khai mạc được đầu tư công phu, kỹ lưỡng hứa hẹn nhiều bất ngờ cho du khách gần xa.
Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2024 sẽ được khai mạc vào tối ngày 22/2 (ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn) với chủ đề 'Hào khí Đông A - Tiếng vọng ngàn năm'.
Thái Bình huy động gần 200 cán bộ, chiến sĩ thành lập 14 chốt, 1 tổ thường trực xử lý tai nạn giao thông, 1 tổ tuần tra lưu động đảm bảo ATGT lễ hội đền Trần.
Một số điểm văn hóa tâm linh như Văn Miếu, Đền Hùng, Chùa Hương… được cho là lý tưởng để du khách tham quan vãn cảnh đầu năm mới.
Ở Việt Nam bất kỳ làng quê nào cũng đều có những lễ hội riêng cho địa phương mình. Thái Bình có những lễ hội đặc trưng của một tỉnh ven biển thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, phản ánh tính văn hóa, lịch sử lâu đời với số lượng tới gần 100 lễ hội trong năm. Dưới đây là các lễ hội truyền thống được coi là đặc sắc, lớn nhất ở Thái Bình.
Du xuân đầu năm tại Nam Định, du khách sẽ được hòa mình vào không gian lễ hội truyền thống đặc sắc và được thưởng thức các hội trận, tích trò và trò chơi dân gian. Đây là những sản phẩm văn hóa đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước và người dân đất Thành Nam nói riêng, vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung.
Cứ đến dịp đầu năm mới, người dân Việt Nam lại nô nức tham gia những lễ hội truyền thống. Đây cũng là dịp nhiều lễ hội lớn diễn ra trên khắp cả nước với những nét văn hóa độc đáo. Dưới đây là những lễ hội lớn ở miền Bắc mà bạn không nên bỏ qua trong dịp đầu xuân.
Để chuẩn bị cho Lễ hội đền Trần diễn ra trong dịp đầu xuân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành Kế hoạch tổ chức sự kiện văn hóa quan trọng này với những mục tiêu cụ thể, trên tinh thần bảo lưu, gìn giữ những giá trị truyền thống.
Việc tổ chức Lễ hội đền Trần năm 2024 tiếp tục khẳng định giá trị di sản văn hóa nhà Trần ở Thái Bình; thể hiện đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn', tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại Lễ hội đền Trần năm 2023, Ban Tổ chức Lễ hội đã mời các đoàn múa rối nước trên địa bàn tỉnh Nam Định về biểu diễn các tiết mục để phục vụ người dân và du khách. Đây là một trong nhiều cách làm của tỉnh Nam Định để phần bảo tồn, gìn giữ giá trị của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này.
Ngày 4/10 (tức 20/8 âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp, UBND thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 723 năm Ngày hóa Đức Thánh Trần. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong Lễ hội truyền thống đền Trần năm 2023.