'1 số, 1 chút, 1 tý'..., tiếng Việt bị viết sai rồi

Do thói quen viết tắt hoặc vì không hiểu bản chất của chữ 'một', nhiều người đã viết '1 chút', '1 số'… cả trong văn bản.

Đêm đêm rước bóng lên giường

Một khi cảm nhận cách diễn đạt độc đáo trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, tôi luôn nghĩ rằng, lời ăn tiếng nói trong dân gian cực kỳ chắt lọc, đâu ra đó, không thiếu cũng không thừa mảy may từ nào trong một câu, chính vì thế mới dễ nhớ và có khả năng lưu truyền, truyền miệng dài lâu.

'Đồng đổ cho cốt, cốt đổ cho đồng': Dân gian đã nói, chẳng sai bao giờ!

Sự 'bất nhất' của họ nhiều khi làm cho cuộc hầu đồng lộn xộn, chẳng ra thể thống nào cả, thậm chí thất bại. Mỗi người một phách, không ai chịu ai cả. Đây chính là căn cứ làm nên ngữ nghĩa câu thành ngữ 'đồng đổ cho cốt, cốt đổ cho đồng'.

Từ 'lỗ cốt' đến 'con cu hai cốt'

Quái quỷ thiệt! Đôi khi người Việt đọc tiếng Việt nhưng chắc gì đã hiểu tường tận? Vừa rồi, đọc câu thành ngữ 'Trâu già lỗ cốt', chẳng thể hiểu nghĩa của nó ra làm sao. Khó ơi là khó. Bèn tìm đọc lại một vài truyện ngắn liên quan đến con trâu để xem sao, may ra có thể lý giải được không? Mà này, có phải trâu chíp hoi, còn non, còn tơ, dậy thì chanh cốm được gọi là nghé? Có bài đồng dao cực hay: