Mặt trận Tu Vũ (Thanh Thủy - Phú Thọ) là nơi mở đầu cho chiến dịch Hòa Bình và cũng là trận công kiên lớn nhất của quân và nhân dân ta tính từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (1946) cho đến thời điểm tháng 12/1951. Trận đánh đồn Tu Vũ là dấu son, sự khởi đầu mạnh mẽ trong chặng đường đi đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam vào ngày 7/5/1954.
Nguyễn Thanh Hào
Cuối năm 1951, Pháp tung một lượng lớn binh lực cùng phương tiện chiến đấu vào Hòa Bình, nhằm thu hút, tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta, nối lại hành lang Đông - Tây, khôi phục lại 'tam giác sắt' Hà Nội - Sơn Tây - Hòa Bình; chặn đứng con đường vận chuyển, tiếp tế của ta lên Việt Bắc.
Những ngày tháng 5 lịch sử, cùng với cả nước, quân và dân trong tỉnh cùng hướng về kỷ niệm 67 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - một trong những đỉnh cao chói lọi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương, tạo cơ sở, điều kiện để Nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Với âm mưu giành lại thế chủ động trên chiến trường, cuối năm 1951, Pháp đã tung một lượng lớn binh lực cùng phương tiện chiến đấu vào Hòa Bình, nhằm thu hút, tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta, nối lại hành lang Đông - Tây, khôi phục lại 'tam giác sắt' Hà Nội - Sơn Tây - Hòa Bình; chặn đứng con đường vận chuyển, tiếp tế của ta lên Việt Bắc. Tuy nhiên, thực dân Pháp đã không ngờ, đây cũng là cơ hội vàng để quân ta tiêu diệt sinh lực địch, và 'không có chiến dịch Hòa Bình thì sẽ không có chiến thắng ở Hồng Cúm, Him Lam, Độc Lập...' như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng khẳng định.
Thời trai trẻ, ông Nguyễn Văn Ước thường theo bạn bè xuôi bờ sông Đà đi ngắm núi Chẹ và xem người ta trèo bẫy chim sáo, trong lòng nhớ như in câu chuyện dân gian người Mường vùng hạ lưu sông Đà vẫn kể. Đó là chuyện ông Đùng đi gánh đá chặn dòng nước sông Đà dữ dằn để bảo vệ dân làng. Hai hòn đá to nặng đã khiến đòn gánh bị gãy, một hòn văng xa mãi tận thác Bờ (nay thuộc thành phố Hòa Bình), một hòn rơi xuống, thành núi Chẹ bây giờ - nên người quanh vùng thường gọi là 'núi ông Đùng'.