Thời gian gần đây, tại khu vực dưới chân núi Phước Tường (đoạn cuối đường Lê Trọng Tấn nối dài giao với đường Lê Sao) thuộc địa bàn P.Hòa Minh (Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng) xuất hiện điểm mua bán cát xây dựng với số lượng rất lớn.
Nhu cầu nguồn cung đất san lấp, đá xây dựng tại Đà Nẵng để phục vụ các công trình dự án đang rất lớn. Việc thiếu nguồn cung vật liệu sẽ ảnh hưởng tiến độ giải ngân đầu tư nhiều công trình, dự án. Tuy nhiên, cũng không vì áp lực này mà TP cho gia hạn, nâng công suất các mỏ khai khoáng.
Vì sao thời gian gần đây đô thị Đà Nẵng liên tiếp hứng chịu những đợt ngập nặng sau mưa, để lại nhiều thiệt hại, lo lắng cho cư dân? Thành phố đã triển khai các giải pháp gì để chống ngập và hiệu quả đến đâu? Xung quanh những vấn đề này, Phóng viên chuyên đề Công an TP Đà Nẵng đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thành Tiến - Trưởng Ban đô thị, Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng.
Trận mưa lớn tại Đà Nẵng đã làm đất đá và bùn đỏ từ núi Phước Tường chảy xuống một số khu vực dân cư ven núi thuộc phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu) và xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang), gây khó khăn và đe dọa cuộc sống của người dân.
Không chỉ ngang nhiên qua mặt các cơ quan chức năng trong việc khai thác và vận chuyển khoáng sản, không ít doanh nghiệp đã có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động kinh doanh khoáng sản, như bán hàng không xuất hóa đơn.
Đà Nẵng phấn đấu mức thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 9-11%/năm. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội tăng 11-12%/năm.
Những ngày sau Tết Nguyên đán, chúng tôi có dịp đi thực tế và chứng kiến hiện trường để lại của nhiều mỏ khai thác đá mà công tác phục hồi, hoàn thổ còn rất nhiều điều phải bàn, đáng lo ngại đến đời sống dân sinh...
Vụ hồ nước Hố Dư tại xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) bị vỡ vào lúc nửa đêm với hàng triệu m3 nước tràn xuống vùi lấp khu dân cư gần đó xảy ra vào gần cuối tháng 10/2022 vẫn là câu chuyện khiến nhiều người dân ám ảnh. Những ngày sau Tết Nguyên đán 2023, có mặt tại hiện trường nhiều mỏ khai thác đá, chúng tôi cảm thấy thật sự lo ngại khi nơi đây đang tồn tại nhiều quả 'bom nước' khổng lồ tương tự Hố Dư…
Hàng loạt mỏ đá ở quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) đã dừng hoạt động, hết giấy phép nhưng không được hoàn thổ khiến những quả núi nham nhở, ruộng đất hoang hóa không thể sản xuất.
Loạt mỏ đất, đá ở Đà Nẵng ngừng khai thác nhiều năm nhưng hoàn thổ, phục hồi môi trường diễn ra chậm, nhiều khu vực đồi núi trơ trụi, ruộng đồng nông dân bỏ hoang.
Từ những ngọn núi đá khô cằn, hoang sơ, qua bàn tay cải tạo, chăm sóc của bộ đội suốt một thời gian dài, đến nay, dãy núi Phước Tường (phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) - nơi Thao trường phía Bắc Quân khu 5 đứng chân, đã dần phủ bóng cây xanh. Được sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ của cấp trên, nhân dịp Tết trồng cây 'đời đời nhớ ơn Bác Hồ' Xuân Quý Mão 2023, Bộ Tham mưu Quân khu 5 tiếp tục triển khai trồng mới hơn một vạn cây hoa, cây lấy gỗ dọc các khuôn viên, triền đồi, dãy núi, lối đi, để thao trường ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp và thân thiện với môi trường.
Những năm qua Đà Nẵng đã đầu tư hơn 13.300 tỷ đồng cho các dự án thoát nước đô thị. Thực tế hiệu quả các dự án thoát nước, chống ngập úng đô thị Đà Nẵng đến đâu, nhất là sau cơn đại hồng thủy vừa qua?. Dưới đây là chia sẻ của ông Nguyễn Thành Tiến- Trưởng Ban Đô thị, Hội đồng nhân dân Đà Nẵng với phóng viên Chuyên đề Công an TP Đà Nẵng.
Sau thời gian dài khai thác, những mỏ đá trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã để lại không ít hệ lụy cho môi trường và cuộc sống người dân. Nhiều mỏ đã hết thời hạn ghi trong giấy phép, nhưng vẫn khai thác lậu.
Sau thời gian dài khai thác, những mỏ đá trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã để lại không ít hệ lụy cho môi trường và cuộc sống người dân. Nhiều mỏ đã hết thời hạn ghi trong giấy phép, nhưng vẫn khai thác lậu.
Một thời xe cộ rầm rộ đi vào vùng mỏ múc đất, đá chở ra các công trường khiến đường xá hư hại, xóm làng mờ mịt trong bụi bẩn, tiếng ồn. Khi rút ruột đồi núi hút khoáng sản xong, những gì để lại là một vùng đồi núi bị cắt xẻ nham nhở, ngổn ngang, sau nhiều năm vẫn chưa phục hồi nguyên trạng.
Đồ án điều chỉnh quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Đà Nẵng đang được đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Tuyến đường nào mà nghe thôi đã thấy ô nhiễm rồi vậy Tư Phước Lý?
Là một điểm du lịch được biết đến muộn màng ở Hội An (Quảng Nam), mở cửa đón khách tham quan từ giữa năm 2013 nhưng Nhà thờ cổ tộc Nguyễn Tường thực sự thu hút du khách bởi bề dày lịch sử và kiến trúc đặc sắc.
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21 - 29.3.1975) là một trong ba chiến dịch lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
Người đàn ông đang chạy xe máy trên đường bất ngờ tông mạnh vào trụ biển báo giao thông và tử vong tại chỗ.
Chiều 20-9, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đã có buổi làm việc với Hội quy hoạch Phát triển đô thị TP liên quan tới công tác quy hoạch TP trong thời gian tới.
Khoảng 20h ngày 19-7, người dân phát hiện đám cháy trên núi Phước Tường (phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) nên báo cho lực lượng chữa cháy 114.
Đến thời điểm này, đám cháy đã cơ bản khống chế nhưng lực lượng PCCC 2 quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu vẫn ứng trực đề phòng lửa bùng phát trở lại
Đến 9 giờ ngày 20/7, vụ cháy rừng trên núi Phước Tường (giáp ranh quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) đã cơ bản được khoanh vùng, khống chế.
Sau 3 tiếng đồng hồ leo núi dập lửa, hàng trăm cán bộ chiến sĩ và người dân Đà Nẵng mới dập tắt được đám cháy rừng keo bạch đàn trên núi Phước Tường.
Khoảng 19h tối 19-7, nhiều đám cháy nhỏ xuất hiện trên núi Phước Tường (phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), gặp thời tiết hanh khô và gió lớn liền nhanh chóng lan rộng ra nhiều héc-ta rừng. Để kịp thời dập tắt đám cháy và giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất, hàng trăm người đã được huy động trong đêm để nỗ lực chữa cháy.
Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia cảnh báo, hôm nay (20-7) vùng núi Bắc Bộ có mưa rất to kèm nguy cơ lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ðợt mưa này có khả năng kéo dài đến ngày 25-7, thời gian mưa lớn tập trung vào đêm và sáng. Các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30 - 70 mm/12 giờ, có nơi hơn 100 mm/12 giờ. Rủi ro thiên tai: cấp 1.
Vị trí cháy ở đồi cao, không thể kéo ống nước lên, hàng trăm người phải chia ra nhiều nhóm di chuyển lên núi khoanh vùng không cho đám cháy lan rộng, đồng thời dùng cây dập lửa.
Khu vực cháy ở độ cao khoảng 100 m, lửa cháy lan lên đỉnh núi, đường lên rất khó khăn.
Ngọn lửa trên độ cao khoảng 100 m, đường đi khó khăn khiến ống nước chữa cháy không thể tiếp cận.