Sáng nay, một người bạn thân mời tôi tham gia trang nhóm mới lập trên phây búc. Vốn là tuýp người cổ điển nên tôi thường không hào hứng tham gia các trang nhóm nếu như cảm thấy mình có thể không đóng góp nhiều cho các trang đó. Tuy nhiên khi thấy tên trang nhóm mới lập này là 'TIẾNG QUÊ', thì trong tôi dâng lên một cảm xúc khó tả và tôi liền ngồi gõ bàn phím để cho những cảm xúc đó được thoát ra.
Nhìn về lịch sử văn chương Việt Nam thời trung đại, chúng ta không thể không nhắc đến Hồ Xuân Hương với những câu chuyện liên quan đến cuộc đời, tư tưởng, nghệ thuật của bà.
Từ xưa đến nay, trong bốn mùa của năm, mùa xuân có lẽ vẫn là mùa được thi ca nghệ thuật ưu ái hơn cả, trở thành nguồn đề tài bất tận cho những người nghệ sĩ ở mọi quốc gia, dân tộc. So với mùa hè và mùa đông, thời tiết của mùa xuân thân thiện hơn, không quá nóng không quá lạnh mà vừa đủ ấm áp.
Rất nhiều người khi phân tích cái hay của bài thơ này đều dựa vào nội dung huyền sử dân gian về trầu cau từ thời Hùng Vương để bình. Đó là ngày xưa có hai anh em giống nhau như đúc và rất mực thương yêu nhau. Sau khi có vợ, người anh dường như không còn chăm sóc đến em như trước nữa. Buồn bã, người em bỏ nhà ra đi, đi mãi. Tới bên bờ suối thì mệt quá, gục xuống chết, hóa thành tảng đá vôi.
Cuộc tại thế không lấy gì làm dài lắm của thi hào Nguyễn Du (1766-1820) cũng đã kịp cho phép ông đặt chân đến và sinh sống trên nhiều vùng miền của đất nước, thậm chí sang cả nước ngoài. Hầu như bất cứ mảnh đất nào cũng để lại dấu tích trong thơ ông, song, đó là những dấu tích không giống nhau.