Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông muốn gặp các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc để bàn về việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng và vũ khí hạt nhân.
Kỷ nguyên thống trị và duy trì ảnh hưởng sâu rộng của Mỹ tại châu Âu dường như đang đi đến hồi kết, CNN nhận định.
Theo một nghiên cứu mới, chi tiêu quân sự của Nga đã chiếm khoảng gần 40% chi tiêu liên bang và vượt tổng ngân sách quốc phòng của toàn bộ các quốc gia châu Âu cộng lại.
Tổng thống Trump đã yêu cầu tỷ phú Elon Musk điều tra tình trạng lãng phí hàng tỷ USD tại Bộ Quốc phòng Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực đóng tàu.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth xác định Trung Quốc là thách thức hàng đầu, gọi Bắc Kinh là một 'đối thủ ngang tầm' với Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Tin thế giới ngày 13-2 gồm những nội dung chính sau: Matxcơva tuyên bố không bao giờ đổi đất với Ukraine; Châu Âu 'không thể tăng ngân sách quốc phòng theo ý ông Trump'; Hơn 10 triệu người Ấn Độ ngâm mình trong dòng nước thánh; Châu Âu liệu có tính toán lại nếu Mỹ rời bỏ Ukraine?…
Đức hiện có ngân sách quốc phòng cao nhất châu Âu, vượt qua Vương quốc Anh, khi lục địa này đang gấp rút tăng chi tiêu quân sự.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth hôm 12/2 (giờ địa phương) đã lên tiếng về vấn đề đảm bảo an ninh cho Ukraine, đồng thời nhấn mạnh Washington không tin rằng việc kết nạp Kiev vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là kết quả thực tế của giải pháp sau quá trình đàm phán.
Cùng với việc tiến trình toàn cầu hóa được đẩy nhanh và xu hướng đa cực hóa ngày càng rõ rệt, cơ chế an ninh tập thể truyền thống đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. 2025 dự kiến sẽ là một năm đầy thách thức đối với Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị sẵn sàng để phản ứng 'trong vòng một giờ' nếu Mỹ áp thuế.
Là tổ chức quân sự lớn nhất thế giới hiện nay, những thay đổi trong chi tiêu quốc phòng của NATO luôn là tâm điểm chú ý của quốc tế.
Nga đang chuẩn bị mở rộng quyền đáp trả việc phương Tây tịch thu tài sản thông qua dự luật mới, cho phép nước này tịch thu các khoản tiền bị phong tỏa của các công ty và nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Euro News, với vai trò là Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU), Bộ trưởng ngoại giao Ba Lan Radosław Sikorski cho rằng EU nên cân nhắc xem xét ý tưởng thành lập một ngân hàng tái vũ trang để huy động số tiền cần thiết nhằm tăng cường năng lực phòng thủ.
Với ngân sách quốc phòng kỷ lục 4,7% GDP, Ba Lan đang chi hàng chục tỷ USD mua vũ khí Mỹ nhằm củng cố quan hệ với chính quyền Trump và thể hiện cam kết với NATO.
Hội nghị thượng đỉnh không chính thức của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels, Bỉ, đã kết thúc với việc nhất trí tăng chi tiêu quân sự và khắc phục những lỗ hổng về năng lực quân sự.
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang với nhiều mối đe dọa khác nhau, Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Anh vừa tổ chức hội nghị thượng đỉnh không chính thức tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về tương lai phòng thủ của lục địa già.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhất trí hành động để củng cố khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa, bằng cách tăng chi tiêu quốc phòng và lấp đầy 'khoảng trống' về năng lực quân sự. Kết quả này đạt được tại hội nghị thượng đỉnh không chính thức của EU thảo luận về tương lai phòng thủ của Lục địa Già, diễn ra tại Brussels (Bỉ) ngày 3/2. Cùng với các nhà lãnh đạo 27 thành viên EU, Tổng Thư ký NATO và Thủ tướng Anh tham dự hội nghị.
Trong khi phần lớn châu Âu cảm thấy lo lắng về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại nắm quyền thì các nhà sản xuất vũ khí tại lục địa già dường như có cảm xúc ngược lại.
Trong bối cảnh lo ngại gia tăng về an ninh khu vực và tình trạng bất ổn toàn cầu, Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Anh ngày 3/2 đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh không chính thức tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về tương lai phòng thủ của 'Lục địa già'.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba sẽ gặp ông vào tuần tới tại Nhà Trắng và ông mong đợi cuộc gặp.
Chính phủ Ấn Độ đã công bố ngân sách quốc phòng kỷ lục trị giá khoảng 78,7 tỷ USD cho tài khóa 2025, đánh dấu mức tăng 9,5% so với năm trước. Động thái này thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính phủ trong việc hiện đại hóa quân đội, đồng thời tăng cường an ninh quốc gia trước những thách thức địa chính trị ngày càng gia tăng.
Ngày 1/2, Chính phủ Ấn Độ đã công bố khoản ngân sách kỷ lục trị giá khoảng 78,7 tỷ USD cho quốc phòng trong Ngân sách Liên bang tài khóa 2025-2026, tăng 9,5% so với tài khóa trước.
Theo hãng thông tấn Kyodo ngày 30/1, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đang thu xếp thăm Mỹ để tiến hành cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 7/2.
Hãng Thông tấn Kyodo ngày 30/1 dẫn các nguồn thạo tin cho biết Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đang thu xếp chuyến thăm Mỹ để tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 7/2.
Nhìn vào 3 cường quốc NATO hàng đầu châu Âu, bao gồm Đức, Pháp và Anh, không khó để thấy những khó khăn đang cản trở các khoản đầu tư lớn vào các lực lượng vũ trang của họ.
Các quan chức cấp cao của EU cảnh báo rằng, Liên minh châu Âu không thể trông cậy vào Hoa Kỳ trong vấn đề an ninh và phải tăng chi tiêu quân sự để tự bảo vệ mình.
Chiều 24/1, phiên họp thường kỳ lần thứ 217 của Quốc hội Nhật Bản sẽ chính thức được triệu tập. Một trong những trọng tâm được dư luận đặc biệt chú ý là liệu dự thảo ngân sách khổng lồ lên tới hơn 115,5 nghìn tỷ yên (tương đương khoảng 735 tỉ USD) có được thông qua hay không.
Ngân sách nhà nước năm 2025 được thiết kế để hỗ trợ kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm thông qua tập trung đầu tư vào đẩy nhanh những thay đổi đáng kể về năng lực quốc phòng.
Ngày 22/1, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã kêu gọi các nước Liên minh châu Âu (EU) tăng chi tiêu quốc phòng, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu tự lực của châu Âu về an ninh trong bối cảnh tình hình khu vực và toàn cầu ngày càng bất ổn.
Na Uy không mặn mà với yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc các thành viên NATO phải tăng ngân sách quốc phòng lên mức 5% GDP.
Ngày mai (20/1), ông Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức, trở thành Tổng thống thứ 47 của xứ cờ hoa. Với khẩu hiệu 'Nước Mỹ trước tiên' và 'Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại', tân chủ nhân Nhà Trắng dự kiến sẽ đưa ra hàng loạt thay đổi lớn về chính sách đối nội và đối ngoại. Những điều chỉnh này có thể tạo ra tác động sâu rộng không chỉ ở Mỹ mà còn trên phạm vi toàn cầu.
Lithuania trở thành quốc gia đầu tiên trong liên minh quân sự NATO công bố kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lên 5 – 6% GDP bắt đầu từ năm 2026.
Trong một động thái nhằm củng cố quốc phòng, Litva (Lithuania) đã công bố kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lên mức từ 5 - 6% GDP, bắt đầu từ năm 2026, đáp ứng tối hậu thư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Tổ chức nghiên cứu sức mạnh quân sự Global Firepower (GFP) ngày 14/1 công bố bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu, trong đó Mỹ vẫn đứng vị trí số 1 với chỉ số 0,0744.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO cho rằng các quốc gia thành viên có thể phải chi 3,7% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng để đáp ứng mục tiêu mới của khối về năng lực quân sự.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) không nên tạo ra các rào cản ngăn các công ty thuộc các quốc gia thành viên NATO nằm ngoài EU tham gia vào nỗ lực thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng của mình.
Ngày 13/1, theo hãng thông tấn TASS, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã khẳng định cam kết duy trì mức chi tiêu quốc phòng theo mục tiêu của NATO, đồng thời bác bỏ đề xuất nâng lên 5% GDP do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đưa ra.
Chỉ vài ngày trước khi chính thức trở lại Nhà Trắng, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề xuất một mức chi tiêu quốc phòng cao hơn rất nhiều so với cam kết hiện tại, khiến NATO bất an.
Trong bối cảnh địa chính trị thế giới đang thay đổi nhanh chóng, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - đang phải đối mặt với những thách thức an ninh mới - có thể quyết định thay đổi mức chi tiêu quốc phòng sau một thập kỷ.