Khi bản hương ước với quyết tâm đuổi 'con ma rượu' ra khỏi bản được lập, già làng, trưởng bản, cấp ủy, cùng với sự giúp sức của Đồn biên phòng Cà Xèng đã họp, tuyên truyền rất nhiều cho bà con.
Tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng đồng nghĩa chế độ của học sinh trường dân tộc nội trú (DTNT) cũng tăng theo.
Đối với đồng bào người Rục (dân tộc Chứt) tại xã Thượng Hóa (Minh Hóa - Quảng Bình) Thần rừng là vị thần bảo hộ quan trọng nhất, chi phối toàn bộ đời sống của người dân, rừng che chở, bảo vệ; những con suối nuôi sống, những cây xanh cho không gian thiêng... vì vậy, họ đã tổ chức ra Lễ cúng Giang Sơn để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình, bản làng yên ổn, người dân vào rừng săn bắt, hái lượm được may mắn... Lễ cúng Giang Sơn cũng là dịp để trả lễ, cảm ơn đấng bề trên đã phù hộ độ trì, bảo hộ cho cuộc sống được yên bình, no ấm.
Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội cho biết, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV năm 2024 dự kiến diễn ra trong 2 ngày (4-5/11/2024) tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 4 - 5/11/2024, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Được phát hiện khi chỉ còn vài chục người, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, tộc người được phát hiện muộn nhất tại Việt Nam sau này lại là chủ nhân của rừng gỗ sưa hàng trăm tỷ đồng.
Hành tăm là cây trồng bản địa ở Hương Khê (Hà Tĩnh), có chất lượng cao. Nông dân địa phương đang kỳ vọng giống cây này sẽ là sản phẩm hàng hóa nhằm tăng thu nhập trong vụ đông.
Từ những nhóm người du canh, du cư, sống trong hang đá trên núi cao, người Chứt ở tỉnh Quảng Bình đã định cư thành các bản làng nhộn nhịp đông vui dưới chân dãy Giăng Màn, biết thâm canh lúa nước, làm vườn, chăn nuôi phát triển kinh tế. Các chương trình mục tiêu quốc gia đã tạo cơ hội, động lực để cộng đồng Chứt vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
Để giữ bình yên cho các bản làng, Bộ đội Biên phòng, Công an xã luôn đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, không để hình thành 'điểm nóng' cũng như không để phần tử xấu lợi dụng vấn đề dân tộc chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân…
Câu chuyện lập bản, rồi xây dựng, phát triển Đảng ở Rào Tre là điển hình cho chủ trương của BCH Đảng bộ Hà Tĩnh về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, phải gần dân, hiểu dân và tạo nguồn từ cơ sở.
Trong các bản làng dân tộc Chứt ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình có nhiều đảng viên trẻ tiên phong thoát nghèo, là tấm gương để đồng bào học tập. Đây là những nhân tố tích cực, điển hình giúp đồng bào thay đổi tư duy, nhận thức, vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc ở vùng cao.
Ngày 17-10, ông Nguyễn Văn Đại, Bí thư Đảng ủy xã Tân Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, trên địa bàn có một người A rem qua quá trình nỗ lực phấn đấu đã có bằng đại học, được hưởng lương bậc đại học.
Với 93 năm tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, Người có uy tín Trương Văn Bá ở bản Phú Minh, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vẫn minh mẫn và chắc chắn trong từng câu nói. Từ việc chung của bản, đến những xích mích trong quan hệ hàng xóm láng giềng... hễ ông Bá tham gia là mọi chuyện lại đâu vào đó.
Từ mô hình 'Cầu nối se duyên' nhiều đôi bạn trẻ đã kết duyên vợ chồng, qua đó góp phần từng bước đẩy lùi tình trạng hôn nhân cận huyết thống ở đồng bào dân tộc Chứt (bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).
Thời gian qua, mô hình 'Cầu nối se duyên' của BĐBP Hà Tĩnh đã và đang phát huy hiệu quả. Nhiều mối tình đẹp nên duyên vợ chồng dưới chân núi Ca Đay nhằm hạn chế tình trạng hôn nhân cận huyết thống, góp phần bảo tồn và phát triển đồng bào dân tộc Chứt.
Lần đầu tiên, đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) đã xuống đồng sản xuất hành tăm vụ đông.
Câu lạc bộ Doanh nghiệp xứ Nghệ tại Hải Phòng vừa tổ chức chương trình thiện nguyện với chủ đề 'Chung tay cùng các em tới trường' tại các huyện: Nghi Xuân, Can Lộc và Hương Khê (Hà Tĩnh)
Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Đại học Bách khoa Hà Nội thừa nhận việc sinh viên năm nhất phản ánh khi học Giáo dục Quốc phòng An ninh phải ăn cơm, canh thừa là đúng sự thật, đồng thời nhà trường gửi lời xin lỗi sinh viên, phụ huynh.
Hơn 300 đồng bào Chứt, Bru – Vân Kiều của xã biên giới được thăm khám, tư vấn và cấp phát thuốc miễn phí. Các y bác sĩ phát hiện ra một số bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch, tiêu hóa, da liễu...
Bên cạnh nâng cao đời sống tinh thần, chiếu phim lưu động còn tuyên truyền các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Thời gian qua, mô hình cầu nối se duyên của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã và đang giúp nhiều mối tình đẹp nên duyên vợ chồng dưới chân núi Ca Đay. Mô hình nhằm hạn chế tình trạng hôn nhân cận huyết thống, góp phần bảo tồn và phát triển đồng bào dân tộc Chứt.
Tỉnh Quảng Bình có 2 DTTS chính là dân tộc Bru-Vân Kiều (gồm 4 tộc người: Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì) và dân tộc Chứt (gồm 5 tộc người: Sách, Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng), với 5.607 hộ (chiếm khoảng 2,3% dân số của tỉnh). Ngoài ra, có các DTTS: Thổ, Mường, Tày, Thái, Pa Cô... Đồng bào DTTS sinh sống chủ yếu tại 15 xã và 3 bản trên địa bàn các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy. Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình, vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Bình có sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, phát huy vai trò, tính chủ động, tham gia thực hiện của chính quyền địa phương, sự nỗ lực vươn lên của cộng đồng và Nhân dân.
Hồ Viết Đức là niềm tự hào của người Chứt ở bản Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh) khi trở thành sinh viên đại học. Hành trang đến giảng đường của em mang theo cả ước mơ của đồng bào dưới chân núi Cà Đay.
Nhờ biết tiếng nói của đồng bào dân tộc Chứt (bản Rào Tre, xã Hương Liên, Hương Khê) mà CBCS biên phòng Hà Tĩnh thêm gần dân, hiểu dân, xây dựng hình ảnh người lính trong lòng đồng bào nơi biên giới.
Lần thứ hai, đồng bào người Chứt tại bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) có người viết tiếp ước mơ vào đại học khi mới đây em Hồ Viết Đức (sinh năm 2006) trở thành tân sinh viên Khoa Luật của Đại học Hà Tĩnh.
Chi bộ bản Giàng 2 được thành lập trực thuộc Đảng bộ xã Hương Vĩnh, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh).
Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã triển khai các phương án giúp đỡ đồng bào Rục ở 3 bản bị cô lập đảm bảo an toàn, không bị đói; đồng thời sửa chữa đường, ngầm tràn giúp học sinh người Mã Liềng và thầy cô đến trường thuận lợi.
Sau 1 ngày chung sức lao động, các lực lượng đã san lấp, bồi đắp khắc phục các vị trí ngầm tràn sạt lở để phương tiện lưu thông bình thường.
Thời gian qua, sự nỗ lực của Bộ đội Biên phòng, cấp ủy chính quyền và các trường học đã giúp học sinh dân tộc Chứt (Hương Khê, Hà Tĩnh) hòa nhập và yên tâm học tập.
Lần thứ 2, đồng bào người Chứt tại bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) có người viết tiếp ước mơ vào đại học...
Ngày 10/6/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU về phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), biên giới và miền núi tỉnh giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Nghị quyết số 08-NQ/TU). Đánh giá về nghị quyết, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Hải Châu khẳng định: Trong hai cuộc kháng chiến, ĐBDTTS một lòng theo Đảng, Bác Hồ. Qua 38 năm thực hiện đổi mới đất nước, đời sống ĐBDTTS không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, xét về tổng thể, vùng ĐBDTTS vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nghị quyết số 08-NQ/TU kết tinh từ thực tiễn, là sự tri ân đối với đồng bào... Như một điểm khởi đầu vững chắc, giúp đồng bào vươn lên trên hành trình hướng Đông.
Tại xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), mưa lớn lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn đổ về ồ ạt đã gây ngập cầu tràn bắc qua sông Ngàn Sâu, khiến bản Rào Tre bị cô lập.
Mưa lớn, nước đổ về mạnh làm ngập cầu tràn bắc qua sông Ngàn Sâu ở địa bàn xã Hương Liên (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Hiện tuyến độc đạo từ trung tâm xã đi vào bản Rào Tre đã bị chia cắt hoàn toàn.
Do ảnh hưởng của bão số 4, trên địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang có mưa to đến rất to tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét trên diện rộng. Để chủ động đối phó với tình hình mưa bão, lực lượng Công an trên địa bàn huyện Hương Khê đã gấp rút di dời các hộ dân đến nơi tránh trú an toàn.
Chính quyền địa phương một số vùng có nguy cơ xảy ra ngập lũ, lũ quét, sạt lở đất ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đang gấp rút di dời các hộ dân đến nơi an toàn.
Trong những năm qua, với sự quan tâm của các cấp, các ngành và cán bộ, chiến sĩ BĐBP cắm bản trong triển khai Đề án bảo tồn và phát triển đồng bào dân tộc Chứt, giờ đây, người Chứt bản Rào Tre đã đổi thay từng ngày, đặc biệt, số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học đã tăng lên.
Do ảnh hưởng của bão số 4, khu vực miền núi Quảng Bình có mưa lớn gây ngập, chia cắt nhiều nơi. Hơn 500 người dân đã được di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Xác định việc tích hợp di sản văn hóa vào quá trình dạy học đã trở thành một xu hướng tất yếu nhằm giúp các em học sinh bồi đắp thêm kiến thức và lòng tự hào về văn hóa dân tộc, góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của học sinh, nhiều năm qua, Trường Trung học cơ sở và trung học phổ thông (THCS&THPT) Dân tộc nội trú Hà Tĩnh đã triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động giáo dục, sưu tầm di sản văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) trong nhà trường.
Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) từng là 'vương quốc gỗ sưa' nhưng vì sự phá hoại của lâm tặc những năm 90 của thế kỷ trước mà gỗ sưa nơi đây dần cạn kiệt. Thế nhưng, mọi chuyện thay đổi kể từ khi có sự xuất hiện của người A Rem.
Những ngày này, người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre lại có thêm một niềm vui mới, khi em Hồ Viết Đức là người con của bản đậu vào trường Đại học Hà Tĩnh. Thông qua chương trình 'Nâng bước em đến trường', Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã nhận hỗ trợ em Đức mỗi tháng 1,5 triệu đồng cho đến khi tốt nghiệp đại học.
Ngoài việc ủng hộ tiền tiết kiệm, cụ bà 102 tuổi còn gửi lời thăm hỏi, động viên chân thành tới bà con vùng thiên tai phía Bắc. Cùng lúc, đồng bào Chứt, Bru – Vân Kiều, dù còn nhiều khó khăn, vẫn nhiệt tình tham gia quyên góp, thể hiện tinh thần đoàn kết, nghĩa tình và sẻ chia sâu sắc.
10 năm qua, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh nói chung và xóa thôn 'trắng', chi bộ ghép đảng viên nói riêng trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Ở mỗi khu dân cư, khi tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, kiện toàn đã từng bước khẳng định vị thế, vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Đảng viên vừa được kết nạp là chị Hồ Thị Hường, dân tộc Chứt, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Bản Giàng 2, xã Hương Vĩnh (Hương Khê, Hà Tĩnh)
Em Hồ Viết Đức là người dân tộc Chứt thứ hai ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) trúng tuyển đại học, với tổng số điểm 20,65.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh, để khắc phục những vấn đề đang đặt ra đối với phụ nữ và trẻ em, cần nâng cao hơn nữa vai trò của già làng và 'Hội đồng già làng' trong việc quản lý luật tục hôn nhân và gia đình ở đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS).
Trận lốc xoáy vừa xảy ra trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) khiến nhiều cây gãy đổ, nhà dân và mái che trường học bị tốc mái.
Để hỗ trợ người dân tộc Chứt thu hoạch lúa trước khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh cùng Hội Nông dân huyện Hương Khê xuống đồng gặt lúa giúp bà con.
Nhằm chủ động ứng phó, phòng chống ảnh hưởng trước cơn bão số 3, hàng chục chiến sĩ bộ đội biên phòng phối hợp với Hội Nông dân đã xuống đồng giúp đỡ bà con dân tộc Chứt thu hoạch vụ lúa hè thu năm 2024.
Hàng chục cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh phối hợp cùng Hội Nông dân huyện Hương Khê xuống đồng giúp bà con dân tộc Chứt thu hoạch lúa hè thu tránh bão số 3.
Để phòng tránh thiệt hại do bão số 3 (Yagi), hàng chục cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Bản Giàng đã xuống đồng, giúp bà con dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh thu hoạch lúa.
Hàng chục cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phối hợp Hội Nông dân huyện Hương Khê vượt nắng nóng, kịp thời xuống đồng giúp bà con dân tộc Chứt thu hoạch lúa mùa tránh bão số 3.