Bánh bèo là món ăn đặc trưng vùng miền Việt Nam, có nhiều cách biến tấu tùy thuộc mỗi địa phương. Trong đó, bánh bèo ở Huế được thực khách ưa thích bởi hương vị, cách chế biến và thức ăn kèm đặc sắc. Tại một góc chợ hoa Hồ Thị Kỷ, quận 10, có tiệm bánh bèo O Gái phục vụ món ăn này chỉ với mức giá 35.000 đồng.
'Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được 'đóng đinh' trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế', Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Nhiều hình ảnh áo dài Huế cùng di tích cố đô Huế được nhiếp ảnh gia gốc Huế Kao Kuong (tên thật Nguyễn Cao Cường) trình làng trong triển lãm có chủ đề 'Áo dài tôi yêu' khai mạc ngày 2/3 tại 87 Trần Quốc Thảo, TP. Hồ Chí Minh.
Chen chân giữa dòng người tấp nập, thực khách mỏi mắt tìm món ăn Việt Nam giữa loạt gian hàng bán món Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… khi đến phố ẩm thực Hồ Thị Kỷ.
'Tiếng phát thanh viên đang đọc xã luận Báo Nhân Dân, nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập nền ngoại giao cách mạng. Anh Khiêm, cán bộ huấn học vốn trầm lắng bật khóc. Hòa bình thật rồi, Bác Hồ ơi'.
Dù ai có nhà cao cửa rộng, đi khắp năm châu bốn bể thì mái nhà xưa, nơi có mẹ cha vẫn là nơi mong muốn quay về. Nơi nào có cha mẹ, nơi đó là nhà. 'Nhiều đêm muốn quay về, ngồi yên dưới mái nhà'. Những ca từ đẹp như thơ trong 'Lời thiên thu gọi' của Trịnh Công Sơn, hẳn là một cảm thức ám ảnh đối với nhiều người, trong đó có tôi. Cứ ngân vang trong tâm trí, theo từng bước chân người, một hôm nào bất chợt. Trên những ngả đường phiêu bạt, kẻ xa quê nào chẳng có phút giây lắng lòng nhớ đến quê hương. Và như một cận cảnh, chính là một mái nhà và rõ ràng hơn, chính là bóng dáng mẹ cha.
Chuyện về lính thì còn nhiều, trước giờ chỉ kể toàn chuyện buồn, hôm nay xin kể một chuyện 'bựa' vậy. Tin hay không? tùy!
Hồi chúng tôi những binh nhất binh nhì còn rất trẻ, trên đường hành quân dù gập ghềnh, gian nan và đạn bom ác liệt nhưng vẫn truyền cho nhau những câu thơ của Phạm Tiến Duật. Thơ anh đã nâng bước quân hành, là niềm động viên những đoàn quân ra trận, truyền sự lạc quan và cũng không kém phần say đắm với bản tình ca 'Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây' của anh.
Sau những ngày nắng hanh vàng trải dài trên từng con phố, Huế - thành phố di sản, nơi mình sinh ra và lớn lên đang bước những bước chân đầu tiên vào mùa đẹp nhất của năm. Mùa mà biết bao trang thơ, lời văn đều dành những ý tứ, ngôn từ viết về nó. Mình cũng vậy, đứng trước cái đẹp đến nao lòng của đất trời quê hương khi xuân đến, bất giác muốn nói lên một vài tự tình về mình, về Huế…