Cư sĩ Thiều Chửu – Nguyễn Hữu Kha (1902 – 1954)

Cư sĩ Nguyễn Hữu Kha, pháp danh Thiều Chửu, tên tự là Lạc Khổ, sinh năm Nhâm Dần (1902), tại làng Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học nhiều đời, thân sinh là cụ Cử Cầu, một nhà hoạt động cách mạng lão thành trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Ông là người con thứ hai trong bốn anh em: 3 trai, 1 gái.

Nhà sư viết sách và mối duyên đầu từ giải thưởng học sinh giỏi văn cấp thành phố

Sư cô Thích nữ Diệu Hoa (đang du học tại Sri Lanka, làm nghiên cứu sinh về Phật học) cho biết, sau khi đạt giải Nhất môn Văn kỳ thi học sinh giỏi cấp Thành phố của TP.HCM, cô ghi nhật ký thường xuyên và đến giờ đã xuất bản được 8 cuốn sách.

Internet giúp cho việc nghiên cứu và thực hành Phật giáo ở Châu Âu

Giúp sinh viên Học viện Phật giáo sử dụng internet - Các bạn có thể thấy từ một vài gợi ý này, công nghệ thông tin có thể làm được rất nhiều điều để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và thực hành Phật giáo ở Châu Âu.

Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1897 – 1993)

Hòa thượng Thích Đức Nhuận thế danh là Phạm Đức Hạp, pháp hiệu Thanh Thiện, pháp danh Đức Nhuận, sinh năm Đinh Dậu, triều Thành Thái năm thứ 9 (1897), tại Quần Phương, xã Hải Phương; huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định (nay là tỉnh Nam Hà). Thân phụ là cụ ông Phạm Công Toán, hiệu Thành Phủ, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Vụ. Ngài là con thứ 6 trong một gia đình có 8 anh chị em.

Đà Nẵng: Lễ bế mạc Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo thọ, giảng viên các trường Phật học

Sáng 21-4, Ban Giáo dục Phật giáo T.Ư đã trang nghiêm tổ chức Lễ bế mạc Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho các giảng viên, giáo thọ, giáo viên của 34 Trường Trung cấp Phật học trên toàn quốc.

Nhà sư giỏi tiếng Anh có học vị ngoài đời, xuất gia viết sách giúp người an yên

'Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi', Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Hòa thượng Thích Thiền Tâm (1925 – 1992)

Hòa thượng pháp danh Thiền Tâm, pháp hiệu Liên Du, tự Vô Nhất thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 43, thế danh Nguyễn Nhựt Thăng, sinh năm 1925 (Ất Sửu) tại xã Bình Xuân, Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Song thân là cụ Nguyễn Văn Hương và cụ Trần Thị Dung pháp danh Giác Ân. Ngài là người thứ 10 trong số 13 anh em, 4 trai, 9 gái.

Rời xa hệ thống phân cấp, hướng tới tăng đoàn dân chủ

Các cộng đồng Phật giáo Dân chủ của chúng ta cần phản ánh triệt để các giá trị đương đại, tiến bộ về dân chủ, tự do, bình đẳng, sự dấn thân và tính toàn diện.

Việt Nam Văn hóa sử cương của Giáo sư Đào Duy Anh

Việt Nam văn hóa sử cương là một trong những công trình quan trọng nhất của học giả Đào Duy Anh. Cuốn sách được biên soạn và xuất bản lần đầu năm 1938, là một nỗ lực giải quyết 'cuộc va chạm' giữa văn hóa Việt Nam truyền thừa từ bao đời và văn hóa phương Tây du nhập lan tràn trong bối cảnh xã hội nước ta đầu thế kỷ XX.

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Phước Sơn (1938-2020)

Trưởng lão Hòa thượng Thích Phước Sơn, thế danh Đặng Thành Công, sinh ngày mồng hai, tháng tám, năm Mậu Dần, tức ngày 25-9-1938, trong một gia đình thâm tín ngôi Tam bảo, tại làng Xuân Quang, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Đặng Uẩn, thân mẫu là cụ bà Đào Thị Thước.

Bắc Giang: Hơn 98 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn vừa ký Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu Dự án tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm với tổng giá trị hơn 98 tỷ đồng.

Bình Thuận: Trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh

Sáng 16-4, tại chùa Phật Ân (TP.Phan Thiết), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Thuận tổ chức phiên họp triển khai kế hoạch tổ chức Đại lễ Phật đản, khóa An cư kiết hạ Phật lịch 2568 và trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh.

Báo Giác Ngộ số 1248: Bất biến và tùy duyên nên hiểu, ứng dụng như thế nào?

Tôi nghe giảng thường gặp câu 'Tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên'. Xin cho biết ý nghĩa của câu này. Ứng dụng tinh thần này vào cuộc sống của hàng cư sĩ thế nào? Hai chữ 'tùy duyên' này có giống với tùy duyên mà người ta thường nói không?

Bến Tre: 340 giới tử Đại giới đàn Thiện Duyên tham dự kỳ khảo hạch tại chùa Viên Minh

Ngày 15-4, tại chùa Viên Minh (TP.Bến Tre), 340 giới tử Đại giới đàn Thiện Duyên Phật lịch 2567 tham gia kỳ khảo hạch theo quy định của Ban Tổ chức.

Khai giảng khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường Phật học trên cả nước

Ngày 15-4, tại Đà Nẵng, Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương tổ chức khai giảng khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các trường Phật học toàn quốc.

Bộ sách 'Đủ duyên ta lại tương phùng' - Hạnh phúc, chỉ cần quay về ta sẽ thấy

Nếu bạn đang trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc; muốn từ bỏ sân hận; muốn thoát khỏi khổ đau, bế tắc; muốn sống một cuộc đời bình an, đầy trí tuệ, hãy đọc bộ ba cuốn sách 'Đủ duyên ta lại tương phùng', 'Sát-na này là thiên thu', 'Tịch tịnh' của Đại đức Thích Đồng Tâm.

Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám (1897-1969): Trọn đời vì Đạo pháp và Dân tộc

Cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám sinh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đồng Mỹ (Phú Mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quý nhiều đời làm quan. Thân sinh là Binh bộ Thượng thư Lê Đỉnh dưới triều Tự Đức.

Đà Nẵng: Khai mạc Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo thọ, giảng viên các trường Phật học

Sáng 15-4, Ban Giáo dục Phật giáo T.Ư phối hợp Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.Đà Nẵng trang nghiêm tổ chức Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho 347 giáo thọ, giảng viên, giáo viên thuộc 34 trường Phật học trên toàn quốc, từ ngày 15 đến 21-4 tại Sandy Beach Resort (Q.Ngũ Hành Sơn).

Đà Nẵng, khai giảng khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường Phật học trên cả nước

Được sự cho phép của UBND TP Đà Nẵng, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sáng 15-4, Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương tổ chức khai giảng khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các trường Phật học toàn quốc.

Tinh thần nhập thế của Thái Hư Đại sư

Quan điểm Phật giáo nhập thế của Thái Hư Đại sư là: Nếu con người có thể đối diện với cuộc sống, phụng sự xã hội, vừa tiến tu đạo đức lại vừa thực hành tu tập theo giáo lý Phật-đà thì con người sẽ đạt được lợi ích an vui cho chính mình và người khác, đã làm người thành Phật.

Đồng Nai: Trường Trung cấp Phật học tỉnh khai mạc kỳ thi tốt nghiệp khóa X (2021-2024)

Sáng nay, 11-4, Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Nai (cơ sở chùa Phật Hiện, P.Phước Tân, TP.Biên Hòa) đã trang nghiêm diễn ra Lễ khai mạc kỳ thi tốt nghiệp khóa X (2021-2024).

Báo Giác Ngộ số 1247: Hạnh phúc từ sự hiến tặng và sống thuận tự nhiên

Đó là những chia sẻ của Thiền sư Pomnyun Sunim - người sáng lập và là Chủ tịch Hội Phật giáo Tịnh độ (Hàn Quốc) trong cuộc phỏng vấn dành riêng với Báo Giác Ngộ, nhân chuyến thăm Việt Nam vào đầu tháng 3 vừa qua. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

HVPGVN tại Hà Nội tuyển sinh Cao đẳng Phật học

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội thông báo tuyển sinh hệ Cao đẳng Phật học IX năm 2024-2028

Tuyển sinh cử nhân Phật học khóa XIX – năm 2024

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM trân trọng thông báo tuyển sinh cử nhân Phật học khóa XIX - năm 2024:

Tưởng niệm 40 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ viên tịch tại Quảng Hương Già Lam (TP.HCM)

Sáng nay, 1-3 ÂL (9-4) tại Quảng Hương Già Lam (Q.Gò Vấp), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm cử hành lễ húy nhật tưởng niệm 40 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự, khai kiến Quảng Hương Già Lam viên tịch.

Học viện Phật giáo VN tại Huế thông báo tuyển sinh cử nhân Phật học khóa XV (2024-2028)

Ngày 4-4-2024, Hòa thượng Thích Hải Ấn, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế đã ký phổ biến thông báo về việc tuyển sinh cử nhân Phật học khóa XV (2024-2028).

Nghe Pháp thế nào cho có lợi lạc? - [Kỳ 2]: Tiếp cận, chọn lọc, xử lý thông tin một cách chánh niệm

'Người học Phật cần chọn lọc thông tin một cách cẩn thận, để đảm bảo quá trình học và nghiên cứu phật pháp luôn đi đúng hướng', Thượng tọa Thích Minh Nhẫn, Phó ban, Chánh Thư ký Ban Hoằng pháp T.Ư kiêm Trưởng Phân ban Truyền thông Hoằng pháp và ứng dụng công nghệ Ban Hoằng pháp T.Ư nói như vậy.

Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM tuyển sinh cử nhân Phật học khóa XIX (năm 2024)

Thông tin chính thức từ Văn phòng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM cho biết Học viện sẽ tuyển sinh cử nhân Phật học khóa XIX năm 2024, hồ sơ đăng ký thi tuyển được phát hành từ ngày 5-4-2024, thi tuyển vào 14-7-2024.

Bộ sách 'Đủ duyên ta lại tương phùng' học cách bình yên trong từng ý niệm

Có bao giờ bạn ngồi lại thành thật với chính mình để hỏi xem bản thân đang sống vì điều gì? Những vòng quay về tiền tài, danh vọng ấy có phải là thứ bạn mong mỏi, hay cuối cùng, thứ bạn thực sự cần chỉ là chút bình yên, tịch tịnh ở tâm hồn?

Hoa Bất Tử – Huyền thoại lịch sử

Hoa Bất Tử ca ngợi một tình yêu đẹp, trong sáng và cao cả của Thiền sư Huệ Sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc và xây dựng nền Phật giáo đậm đà bản sắc Đại Việt.

Trường Trung cấp Pali - Khmer Trà Vinh kỷ niệm 10 năm thành lập (2014-2024)

Sáng 7-4, Trường Trung cấp Pali - Khmer tỉnh Trà Vinh (khóm 4, P.8, TP.Trà Vinh) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập trường (7-4-2014 – 7-4-2024).

Hòa thượng Thích Bửu Huệ (1914 – 1991)

Hòa thượng Thích Bửu Huệ thế danh là Nguyễn Văn Ba, pháp danh Tâm Ba tự Nhựt Quang, pháp hiệu Bửu Huệ thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế (chữ Nhựt), đời thứ 43 thuộc phái Thiên Thai (chữ Tâm), sinh năm Giáp Dần (1914) tại xã Tân Hương, huyện Bến Tranh, tỉnh Định Tường, nay là tỉnh Tiền Giang. Thân phụ là cụ Đặng Văn Cử, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Thu. Ngài theo họ mẹ và là con thứ trong gia đình có hai anh em.

Hòa thượng Thích Tâm Nguyện (1917 – 1990)

Hòa thượng pháp danh Tâm Nguyện, thế danh là Phạm Văn Quý, sinh ngày 23 tháng chạp năm Bính Thìn (16-1-1917) tại xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ngài là con thứ ba trong một gia đình Nho giáo. Thân phụ là cụ đồ Phạm Đình Giá, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Ấm.

Tư tưởng thiền học của Tam tổ Huyền Quang qua bài Vịnh Vân Yên tự phú

Huyền Quang đệ tam tổ của thiền phái Trúc Lâm là nhà Phật học lẫy lừng, nhà thi sĩ tài hoa và một cuộc đời phủ đầy màu sắc huyền thoại. Hơn tám mươi năm trên cuộc đời, ngần ấy thời gian đủ để ngài kinh qua mọi thăng trầm vinh nhục của cuộc sống, rồi một sớm mai chợt bừng tỉnh giấc mộng nhân sinh, nhốm phồn hoa đầu đà bạc tỷ.

Phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer (Bài 1)

Được sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các bộ, ngành Trung ương và cả hệ thống chính trị của tỉnh, những năm qua nói chung, năm 2023 nói riêng, Trà Vinh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, làm chuyển biến toàn diện vùng đồng bào Khmer. Từ công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ; đến triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp; tạo lòng tin vững chắc của đồng bào Khmer với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đời sống đồng bào Khmer không ngừng nâng lên...

Hòa thượng Thích Bửu Lai (1901 – 1990)

Hòa thượng pháp danh Thích Bửu Lai, pháp hiệu Giác Hòa. Thế danh Lê Văn Tồn, sinh năm 1901 (Tân Sửu) tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Ban Giáo dục Phật giáo T.Ư tổ chức Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm từ ngày 14 đến 21-4 tại Đà Nẵng

Chiều 1-4, tại Trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng - chùa Phổ Đà (340 Phan Châu Trinh, TP.Đà Nẵng), Ban Giáo dục Phật giáo T.Ư phối hợp cùng Ban Trị sự GHPGVN TP.Đà Nẵng tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác chuẩn bị cho Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm toàn quốc năm 2024.

Trọn bộ Phật học Từ Quang

Phật học Từ Quang - Từ Quang xuất bản đầu tiên vào ngày 13 tháng 5 năm 1951 và đình bản ngày 15 tháng 4 năm 1975, trọn bộ Từ Quang gồm 265 số. Trong đó cư sĩ Chánh Trí - Mai Thọ Truyền (1905-1973) chủ nhiệm kiêm chủ bút, thường xuyên viết bài cho Từ Quang đến khi mất ra được 242 số. Về sau người thay thế là cư sĩ Minh Lạc trông coi, mời sự cộng tác từ quý tác giả đóng góp bài viết.

Triển lãm ảnh 'Cội mai vàng Tịnh Tâm'

'Cội mai vàng Tịnh Tâm' là tên triển lãm ảnh của cư sĩ Lê Văn Lợi được trưng bày tại Điểm gặp liên văn hóa (đường Bạch Đằng, TP. Huế) từ ngày 28/3 đến 3/4.

Đồng Tháp: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp triển khai các Phật sự trọng tâm

Chiều 29-3, tại Văn phòng Ban Trị sự - chùa Bửu Quang, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã tổ chức phiên họp định kỳ nhằm triển khai các hoạt động Phật sự trọng tâm.

Hòa thượng Ngộ Chân Tử (1901 – 1988)

Hòa thượng Ngộ Chân Tử thế danh là Trần Rinh, sinh ngày mùng 3 tháng 3 năm Tân Sửu (1901), tại tỉnh Thái Bình trong một gia đình Nho học. Thân phụ là cụ Trần Quán, thân mẫu là cụ Trần Thị Phược. Ngài là anh cả trong số năm anh em (3 trai 2 gái).

Đại lão Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt bậc tùng lâm thạch trụ (1911-1987)

Đại lão Hòa thượng họ Khổng (sau khi hoạt động Phật giáo Cứu quốc, do hoàn cảnh mới đổi thành họ Nguyễn) húy Hồng Hạnh, hiệu Vĩnh Đạt, thuộc dòng Lâm Tế chính tông thứ 40, sinh năm Tân Hợi (1911), niên hiệu Duy Tân năm thứ 11, tại xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình làm nghề nông sùng mộ đạo Phật.

Chủ động phòng ngừa cháy nổ tại các đình chùa

Nhằm giúp cho chư tôn đức cùng tăng, ni, phật tử nâng cao cảnh giác về cháy nổ, chấp hành các quy định về pháp luật, góp phần đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở tự viện, chiều 27/3 tại chùa Đại Từ Ân, Công an huyện Đan Phượng phối hợp với Trường Trung cấp Phật học thành phố Hà Nội, triển khai mô hình 'Nhà chùa an toàn về phòng cháy chữa cháy'.

Ninh Bình: Hơn 200 Phật tử tham gia lớp giáo lý Phật học tại chùa Hồng Ân

Tại chùa Hồng Ân, Ban Trị sự GHPGVN H.Nho Quan (Ninh Bình) đã tổ chức khai giảng lớp giáo lý Phật học khóa III (2024 -2026) dành cho hơn 200 Phật tử trên địa bàn huyện vào ngày 26-3.

Báo Giác Ngộ số 1245: Nhổ mũi tên phiền muộn

Làm thế nào để chúng ta có thể nhổ mũi tên phiền muộn trong lòng mình? Mời bạn đọc cùng theo dõi những chia sẻ của Tỳ-kheo Thanissaro do Phổ Tịnh lược dịch đăng trên Báo Giác Ngộ số 1245 ra ngày 29-3-2024.

Tạp chí Tư Tưởng (Viện Đại học Vạn Hạnh) trọn bộ

Tạp chí Tư Tưởng là Cơ quan Luận thuyết của Viện Đại Học Vạn Hạnh. Chủ nhiệm kiêm Chủ bút: Thượng tọa Thích Minh Châu, các thầy Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát phụ tá.

Hòa thượng Thích Giác Tánh (1911 – 1987)

Hòa thượng Thích Giác Tánh thế danh là Võ Phi Long, pháp danh Nguyên Lưu, pháp tự Chí Ý, pháp hiệu Giác Tánh. Thuộc đời thứ 44 dòng thiền Lâm Tế, phái Liễu Quán.

Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt (1911 – 1987)

Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt họ Nguyễn húy Hồng Hạnh, hiệu Vĩnh Đạt, thuộc dòng Lâm Tế thứ 40, sinh năm Tân Hợi (1911) tại xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình làm nghề nông sùng mộ đạo Phật.

Mong muốn hỗ trợ giải quyết việc kiến nghị trùng tu Di tích quốc gia - tổ đình Giác Lâm (TP.HCM)

Đó là kiến nghị của Ban Trụ trì tổ đình Giác Lâm - Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia, trong buổi làm việc với phái đoàn kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Q.Tân Bình (TP.HCM) vào chiều ngày 22-3.

Hòa thượng Thích Hoàn Thông (1917 – 1977)

òa thượng Thích Hoàn Thông thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo

Báo Giác Ngộ số 1244: Nghe pháp như thế nào cho có lợi lạc?

Gần đây, mạng xã hội rộ lên những đợt tranh luận về nội dung thuyết giảng, chia sẻ của một số chư tôn tịnh đức. Có những bài giảng cũ được cắt đăng trên nhiều nền tảng mạng xã hội, có những video lần đầu xuất hiện, tạo nên những làn sóng lo lắng của Phật tử.