Trong một năm ách tắc đủ bề, tác phẩm không có đầu ra thế nhưng với những nghệ sĩ như Yến Năng, Nguyễn Thế Sơn, Hoàng Thanh Vĩnh Phong 'hoa vẫn nở'. Thậm chí cảm hứng sáng tạo đến với họ còn nhiều hơn những năm bình yên trước đó.
Chợ hoa phố cổ chiều 30 Tết vẫn đông đúc, nhộn nhịp. Dù lo ngại về ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng người dân vẫn nô nức đi mua sắm, đồng thời không quên đeo khẩu trang để bảo vệ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Hà Nội sẽ tổ chức hội chợ Xuân trên tuyến phố Bích họa Phùng Hưng, từ ngày 30/1 đến ngày 10/2.
Đến hẹn lại lên, chợ hoa Hàng Lược - chợ hoa tết truyền thống họp giữa phố cổ - lại tấp nập người mua kẻ bán.
Tết Tân Sửu năm nay, cùng với chợ hoa truyền thống tại khu vực Hàng Lược, Hàng Cân…, người dân Hà Nội sẽ được trải nghiệm bầu không khí lễ hội với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Phát huy truyền thống là một trong những địa phương luôn đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước cùng tinh thần năng động, chủ động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, 5 năm qua, các phong trào thi đua trong lĩnh vực văn hóa xã hội gắn với thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng, phong trào thi đua 'Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau'… đã góp phần tích cực cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nhân ái, nghĩa tình.
Sát Tết Trung thu, phố bích họa Phùng Hưng dài hơn 300m lại được trang trí đèn lồng rực rỡ thu hút đông đảm người dân và du khách đến thưởng lãm.
Trung thu không chỉ là dịp để nhiều gia đình sum vầy bên nhau mà còn là thời điểm để các bạn trẻ gặp gỡ, giao lưu và khám phá những điều thú vị tại mảnh đất Thủ đô. Dưới đây là những địa điểm vui chơi không thể bỏ qua vào dịp lễ Trung thu 2020 tại Hà Nội.
Không chỉ là phương tiện di chuyển đơn thuần, BonBon City Tour còn là chiếc xe đầy ắp kỷ niệm, mang đến những trải nghiệm gần gũi, chân thực về câu chuyện văn hóa, đời sống của Hà Nội.
Trong những năm qua, TP Hà Nội đã huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư, phát triển du lịch, đưa Thủ đô trở thành một trung tâm kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Thời gian tới, thành phố tiếp tục khơi mở các tiềm năng để phát triển nhanh và bền vững hơn nữa.
Trong những ngày Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, phố bích họa Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trang trí cờ, hoa, các trò chơi dân gian đậm sắc màu tạo nên không khí phấn khởi vui tươi đón Tết đậm nét văn hóa cổ truyền khiến nhiều người dạo chơi không khỏi bồi hồi.
Dù chỉ còn vài tiếng nữa bước sang năm mới 2020, nhưng những khu chợ hoa Tết như Quảng An, Hàng Lược vẫn tấp nập 'kẻ bán, người mua'.
Hằng năm cứ vào khoảng Tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp) cho tới tận chiều tối ngày 30 Tết, chợ hoa Hàng Lược lại tấp nập và đông vui. Không biết chợ hoa có từ khi nào nhưng nhiều cụ già cho biết cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về người trồng quất, trồng đạo từ các làng Quảng Bá, Nhật Tân, Nghi Tàm lại đổ về đây. Đến nay thì có thêm rất nhiều loài hoa Tết như thược dược, lay ơn, hoa cúc, hải đường... cũng được mang tới bày bán.
Hà Nội có nhiều chợ Hoa, thế nhưng với những người yêu Hà Nội và thích hoài niệm Tết xưa thì không thể bỏ qua chợ hoa cổ nhất Hà Nội trên phố Hàng Lược.
Ở Hà Nội, chắc hẳn gần đây, người dân, du khách đã nghe đến con đường đèn lồng tại phố bích họa Phùng Hưng (Hà Nội). Nhân dịp Tết nguyên đán năm nay, con phố dài hơn 300m được trang trí hàng nghìn đèn lồng lung linh, rực rỡ sắc màu.
Hơi thở đặc trưng trong nhịp sống đô thị có thể được bắt gặp và cảm nhận rõ nhất tại các không gian công cộng. Là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt và giao tiếp kết nối mọi người, không gian công cộng vì thế cũng góp phần tác động không nhỏ vào chất lượng sống của cư dân và đồng thời là chất xúc tác khiến một đô thị trở nên đáng yêu, đáng sống và đáng gắn bó. Là một thành phố trong mạng lưới sáng tạo của UNESCO, nhưng hiện nay, nghệ thuật không gian công cộng Hà Nội lại đang vô cùng mờ nhạt và thiếu sự gần gũi, thiếu tính lôi cuốn nhân văn thường thấy ở những không gian công cộng mà nhiều quốc gia trên thế giới sở hữu.
Trong dòng chảy văn hóa, người Hà Nội đang cố gắng gạn đục, khơi trong; thu nạp và dung hòa giữa nếp văn hóa cũ và mới; giữ gìn lề lối, cách nghĩ hiện đại bên cạnh nếp ứng xử của người Kinh kỳ xưa. Nhưng dù sao, để hình thành một lớp văn hóa mới mang tính bền vững, phù hợp với những giá trị truyền thống và xu thế thời đại, không thể thiếu sự quan tâm của các cơ quan quản lý.
Sáng 10/10, tại Phố bích họa Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm và Ban quản lý Phố cổ Hà Nội đã tổ chức chương trình 'Ký ức Hà Nội - 65 năm'. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019). Chương trình tái hiện lại một số hình ảnh của Thủ đô Hà Nội khi bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến (cuối năm 1946) và Ngày trở về, ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954
Chương trình 'Ký ức Hà Nội – 65 năm' đã được tổ chức tại phố bích họa Phùng Hưng tái hiện không khí Hà Nội ngày tiếp quản.
Sáng nay 10/10, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình 'Ký ức Hà Nội - 65 năm'. Những hình ảnh, những xúc cảm về ngày giải phóng thủ đô tưởng chỉ còn trong ký ức, bỗng được tái hiện một cách chân thực khiến nhiều người rưng rưng xúc động.
Kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng thủ đô, ngày 10-10, tại phố bích họa Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm), Ban Quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình 'Ký ức Hà Nội - 65 năm'. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2019).
Đúng ngày này cách đây 65 năm (10/10/1954 -10/10/2019), bộ đội ta 'trùng trùng quân đi như sóng' vào tiếp quản Thủ đô sau 9 năm kháng chiến trường kỳ.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2019), hàng loạt sự kiện văn hóa sẽ diễn ra trên khắp các quận huyện của TP Hà Nội.
Sáng nay, 10/10, tại phố bích họa Phùng Hưng sẽ diễn ra chương trình 'Ký ức Hà Nội - 65 năm', kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019).
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019), hàng loạt sự kiện văn hóa sẽ diễn ra trên khắp các quận huyện nội thành và ngoại thành.
Nhiều năm trở lại đây, với sự phát triển của nền kinh tế, tết Trung thu cổ truyền đã có nhiều thay đổi. Cùng với nhiều nét văn hóa truyền thống vẫn đang được nỗ lực giữ gìn, tết Trung thu của Hà Nội đang dần trở về nét đẹp xưa và ngày càng có ý nghĩa hơn.
Một Tết Trung thu nữa lại về, khắp phố phường náo nức không khí ngày hội của trẻ em. Nhưng ở đâu đó, vẫn còn những em bé mắc bệnh hiểm nghèo tưởng như chẳng bao giờ có thể chiến thắng sự khổ đau thì câu chuyện của chị Hằng, chú Cuội, của vầng trăng cổ tích đã mang đến cho các em những nụ cười nở trên môi.
'Con phố ánh sáng' độc đáo Bích Họa - Phùng Hưng tại Hà Nội năm nay chắc chắn sẽ là điểm check-in mãn nhãn không thể bỏ qua trong dịp Trung thu này.
Chưa bao giờ các hoạt động trong mùa Trung thu được Hà Nội tổ chức rộn ràng như năm nay, đây cũng là dịp để không chỉ trẻ nhỏ mà toàn bộ người dân được sống lại những ký ức đẹp đẽ của Trung thu xa xưa.
Trung thu đang đến gần, không khí trung thu đang tràn về khắp các con phố Hà Nội. Trong những ngày này, hàng nghìn người dân Thủ đô đã đến phố bích họa Phùng Hưng (Hà Nội) để ngắm con đường lung linh sắc màu đèn lồng cùng các trò chơi truyền thống trong lễ hội trung thu.