Chuda Karma - Lễ xả nghiệp và xuất gia, một tục lệ cổ xưa của họ Thích Ca

Vốn biết tôi đang quan tâm tìm hiểu phong tục và đời sống văn hóa Nepal nên trước đây một tháng, gia đình ông Sarad Kumar Shakya đã mời tôi dự một ngày lễ theo tục lệ cổ truyền của gia tộc. Tôi không ngờ mình có may mắn được dự khán một tục lệ của một dòng họ cổ xưa và nổi tiếng nhất thế giới.

Lễ Rija Nưgar - Nét đẹp văn hóa của đồng bào Chăm

Rija Nagar là lễ hội quan trọng đầu năm của người Chăm Bà-la-môn, tỉnh Ninh Thuận. Đây là lễ hội đánh dấu khởi đầu cho chuỗi lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Chăm. Lễ hội Rija Nagar là nét đẹp văn hóa độc đáo của người Chăm, thể hiện niềm tin vào thế giới tâm linh và mong ước về một cuộc sống sung túc, an khang.

Độc đáo lễ hội đu Mường Vôi

3 năm mới có 1 lần, lễ hội đu ở vùng Mường Vôi, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) có lẽ là lễ hội

Sức hấp dẫn của Lễ hội Lồng tồng (xuống đồng)

Lễ hội Lồng tồng (xuống đồng), là một trong những lễ hội được đồng bào dân tộc Tày tại Thái Nguyên tổ chức hằng năm, gắn với tín ngưỡng về nông nghiệp là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tính cố kết cộng đồng, thể hiện khát vọng của người dân trong sự hòa hợp trời đất, âm dương, cầu mong cho con người khỏe mạnh, cuộc sống no đủ, vạn vật sinh sôi.

Linh thiêng nghi lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội Đền Đông Cuông

Tiếp nối các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Đền Đông Cuông xuân Giáp Thìn 2024, sáng nay – ngày 21/2 (tức 12 tháng Giêng), tại Quần thể di tích lịch sử- văn hóa quốc gia Đền Đông Cuông, thuộc thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã diễn ra nghi lễ rước Mẫu sang sông. Đây là một trong những lễ chính được mong chờ nhất trong Lễ hội đền Đông Cuông truyền thống hàng năm.

Phong vị Tết của người Dao

Vào những ngày tháng Chạp của năm, không khí chuẩn bị Tết của đồng bào Dao tại xã Ba Vì (huyện Ba Vì) rất rộn ràng. Cùng với cành đào, bánh chưng đón Tết Nguyên đán như người Kinh, người Dao nơi đây còn có những ngày Tết riêng với nét độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tục rước y trang tín ngưỡng của đồng bào Raglai, Chăm

Lễ hội Katê rất đặc sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Chăm. Trong đó, lễ rước y trang (rước xiêm y Thánh Mẫu Ina Nagar và Vua Po Klong Garai) là 'hồn cốt' của lễ hội Katê. Đây là lễ nghi quan trọng bậc nhất trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào Raglai và Chăm ở Ninh Thuận.

Thêm hai di sản văn hóa quốc gia

Mới đây, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ công bố quyết định và trao Giấy chứng nhận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghệ thuật trình diễn dân gian 'Múa của người Lào' và Lễ cúng dòng họ của người Mông trắng, là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ cúng dòng họ của người Mông trắng - Di sản Phi vật thể Quốc gia

Người Mông quan niệm ngày được chọn để tổ chức Lễ Dù su là ngày xấu trong năm nên cần làm lễ cúng để cầu may, giải hạn, xua đi những điều xấu, không may mắn, rủi ro của năm.

Kỳ 4: Cao thủ làm tranh giả của Mỹ

Cuối năm 2022, cái tên Anthony Tetro một lần nữa khuấy động giới buôn tranh thế giới khi một trong hai cao thủ làm tranh giả của nước Mỹ này xuất bản cuốn hồi ký, trong đó tuyên bố tranh giả của mình từng vượt qua nhiều tầng 'lưới lọc' để lọt vào bộ sưu tập của Thái tử (nay là nhà vua) Charles lúc đó của vương quốc Anh.

Trang trọng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Lào

Ngày 29/4, tại thủ đô Vientiane, Lào, Tổng Hội người Việt Nam tại Lào trang trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Đây là dịp để cộng đồng người Việt Nam tại Lào cùng hướng về nguồn cội, cùng ôn lại những giây phút linh thiêng hào hùng của dân tộc.

Màn nhảy lửa đặc sắc trên miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Tối 11/2, tại huyện Bắc Hà đã tổ chức Lễ hội Nhảy lửa của người dân tộc Dao đỏ xã Nậm Đét, thu hút đông đảo du khách tới xem và cổ vũ.

Tết nhảy - nghi lễ đặc biệt quan trọng của người Dao

Mỗi dân tộc ít người đều có những phong tục, tập quán riêng. Người Dao ở Ba Vì, Hà Nội cũng vậy, ngoài ăn Tết cổ truyền, họ còn tổ chức Tết nhảy với nhiều nét độc đáo.

Độc đáo những lễ Tết của người Dao ở Ba Vì

Ngoài cành đào, bánh chưng ăn Tết Nguyên đán như người Kinh, người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, còn có những ngày Tết riêng với nét độc đáo.

Nét đẹp lễ cưới của người Khmer Tây Ninh

Lễ cưới là một sự kiện quan trọng của đời người. Những chàng trai, cô gái Khmer đến tuổi trưởng thành được tự do tìm hiểu, và để đi đến hôn nhân họ phải trải qua nhiều nghi lễ, tập tục truyền thống.

Độc đáo Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng ở Hà Giang

Lễ cúng rừng (Mo Đổng trư) của người Nùng ở Hoàng Su Phì được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2016. Lễ cúng rừng hàng năm được tổ chức lớn nhất diễn ra tại các xã Pố Lồ, Pờ Ly Ngài, Sán Xả Hồ.

Độc đáo lễ cúng giọt nước làng Ghè

Năm nay, dân làng Ghè (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ cúng giọt nước (hay còn gọi là bến nước) nhanh gọn, không tập trung đông người nhưng vẫn lưu giữ đầy đủ những nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo, thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Đặc sắc lễ Dù Su ngành Mông trắng

ĐBP - Dân tộc Mông tỉnh Điện Biên có nền văn hóa lâu đời và đa dạng, nổi bật là các lễ hội dân gian độc đáo như lễ tết Nào Pê Chầu, lễ hội Gầu Tào, lễ Cúng Rừng, lễ ma bò, lễ Dù Su... Trong tất cả các lễ hội dân gian của dân tộc Mông, Dù Su là một lễ quan trọng, không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mông.

Độc đáo lễ cấp sắc then bụt 12 đèn của người Nùng

Lễ cấp sắc cho then bụt của người Nùng Lòi tại xóm Háng Chấu, Bản Vươn, xã Cai Bộ, huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) là một sinh hoạt truyền thống độc đáo, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.

Tạm giữ 3 người cưỡng đoạt tài sản người hành hương

Ba người đàn ông tự ý phụ lễ với người hành hương viếng Miếu Bà Chúa xứ rồi đe dọa, buộc nạn nhân đưa tiền.

Phục dựng lễ cúng giọt nước tại làng Krêl

Ngày 24-10, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp cùng UBND huyện Đức Cơ tổ chức phục dựng lễ cúng giọt nước tại giọt nước làng Krêl (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ). Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo UBND, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đức Cơ; lãnh đạo Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San; đại diện chính quyền xã Ia Krêl, Ban Nhân dân làng Krêl, hội đồng già làng cùng đông đảo bà con của làng.

Độc đáo lễ cầu mùa của dân tộc Khơ mú ở Điện Biên

Là 1 trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc Khơ Mú (còn có tên gọi khác như: Xá, Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh) là một trong những tộc người cư trú lâu đời nhất, phân bố rải rác ở tất cả các huyện thị trong tỉnh.