Sau khi lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah ở Li-băng chính thức có hiệu lực, người dân hai bên biên giới đã bắt đầu trở về nhà, nhưng vẫn không khỏi lo lắng về một tương lai bất định. Trong khi đó, Hezbollah tuyên bố sẽ tiếp tục kháng cự 'với ngón tay đặt sẵn trên cò súng'.
Một lệnh ngừng bắn giữa Israel và nhóm Hezbollah do Iran hậu thuẫn đã có hiệu lực vào lúc 9h sáng ngày 27/11 (giờ VN) sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết cả hai bên đều chấp nhận một thỏa thuận do Mỹ và Pháp làm trung gian.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah có hiệu lực bắt đầu từ thứ Tư (27/11) sau khi cả hai bên chấp nhận một thỏa thuận do Mỹ và Pháp làm trung gian.
Hôm 26/11, BBC đưa tin Israel và Li-băng dường như sắp đạt được thỏa thuận ngừng bắn khi nội các Israel dự kiến sẽ họp để thảo luận về thỏa thuận này.
Quân đội Israel cho biết một thành viên cấp cao của lực lượng Hezbollah đã bị bắt trong một cuộc đột kích của hải quân nước này ở thị trấn Batroun, phía bắc Li-băng hôm 1/11.
Lực lượng đặc nhiệm Israel đã đột kích vào thành phố Ba-trun ở miền bắc Li-băng, tiến hành bắt giữ một người được cho là 'thành viên cấp cao của Hezbollah' và đưa người này về Israel.
Căng thẳng thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc về vấn đề đánh thuế xe điện đã có thêm diễn biến mới.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói với người đồng cấp Israel, rằng Washington lo ngại về các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng vũ trang Li-băng, đồng thời thúc giục đồng minh đảm bảo an toàn cho quân đội Li-băng và phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, Lầu Năm Góc cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thừa nhận không thấy bằng chứng có boongke chứa nhiều vàng và tiền mặt của Hezbollah dưới một bệnh viện ở Beirut.
Lực lượng Israel cho biết đã tấn công khoảng 200 mục tiêu của Hezbollah trên khắp Li-băng, bao gồm các kho vũ khí và trạm quan sát. Các cuộc tấn công tiếp tục đêm 3/10 rạng sáng 4/10 với một loạt vụ nổ lớn làm rung chuyển các khu vực ngoại ô phía nam thủ đô Beirut. Chưa rõ mục tiêu của các cuộc tấn công hoặc có thương vong nào xảy ra hay không. Các cuộc giao tranh đã khiến gần 1,2 triệu người phải rời bỏ nhà cửa ở Li-băng.
Lực lượng quân sự Isarel tiếp tục không kích dữ dội các mục tiêu trong lãnh thổ Li-băng giữa lúc làn sóng bạo lực do xung đột gây ra gia tăng trên diện rộng.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 3/10 tuyên bố, Nga không có ý định đàm phán về một hiệp ước kiểm soát vũ khí mới với Mỹ mà không có điều kiện tiên quyết.
Tàu khu trục của Pháp sẽ đến khu vực phía đông Địa Trung Hải để sơ tán công dân nước ngoài khỏi Li-băng nếu cần thiết.
Đám cháy lớn đã nhấn chìm một phần cảng Beirut (Li-băng) sau một tiếng nổ inh tai. Vụ việc xảy ra hơn một tháng sau vụ nổ ở cảng Beirut khiến 190 người thiệt mạng.
Roi-tơ và Tân Hoa xã ngày 5-9 đưa tin, ít nhất 16 người chết và hơn 30 người bị bỏng nặng, khi các máy điều hòa nhiệt độ tại một thánh đường Hồi giáo ở ngoại ô thủ đô Đắc-ca của Băng-la-đét phát nổ. Theo giới chức y tế Băng-la-đét, hầu hết nạn nhân bị bỏng từ 60% đến 70%. Hiện 25 người đang nguy kịch. Vụ nổ xảy ra vào thời điểm trong thánh đường có khoảng 100 người đang cầu nguyện. Lực lượng cứu hỏa nghi ngờ rò rỉ khí ga là nguyên nhân gây vụ nổ.
Tròn một tháng sau khi xảy ra vụ nổ kinh hoàng ở thủ đô Bây-rút, các nhân viên cứu hộ Li-băng vẫn chạy đua với thời gian để tìm kiếm người sống sót bị vùi lấp trong đống đổ nát khi phát hiện vẫn có dấu hiệu của sự sống tại đây. Tia hy vọng nhỏ nhoi về sự sống cũng là động lực cho Li-băng nỗ lực tái thiết thủ đô, phục hồi nền kinh tế đất nước hiện chìm sâu vào khủng hoảng.
Các vụ đụng độ liên tiếp giữa hai nhóm sắc tộc lớn dấy lên lo ngại về bạo lực leo thang trong bối cảnh Li-băng cận kề khủng hoảng tài chính và căng thẳng chính trị. Vụ mới nhất xảy ra ở Khan-đê, phía nam Bây-rút, khiến ít nhất hai người Hồi giáo dòng Xun-nít chết. Các thành viên Héc-bô-la, theo dòng Hồi giáo Si-ít, bị cáo buộc có liên quan. Từ ngày 29-8, quân đội Li-băng triển khai tăng cường lực lượng tại nhiều khu vực ở thủ đô Bây-rút.