Các doanh nghiệp có các sản phẩm gỗ xuất khẩu có sử dụng gỗ rừng trồng đang gặp phải khó khăn trong việc được hoàn thuế giá trị gia tăng. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là các ách tắc trong việc xác định nguồn gốc gỗ rừng trồng và tính pháp lý trong các giao dịch ở các khâu trung gian trong chuỗi cung.
Hôm nay 9/9, thông tin từ UBND huyện Đakrông cho biết, các cơ quan chức năng của địa phương đã xác định và triệu tập 10 đối tượng liên quan đến vụ việc phá rừng tự nhiên tại Tiểu khu 686Đ và 708 thuộc xã Đakrông để làm việc.
Một người ở Yên Bái Bị phạt 80 triệu đồng do tàng trữ lâm sản mua của 'lâm tặc'.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Việt Hưng do tàng trữ lâm sản trái phép, mức phạt 80 triệu đồng.
Mặc dù là trung tâm chế biến đồ gỗ lớn của thế giới, tuy nhiên Việt Nam lại phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trong bối cảnh nguồn gỗ nhập khẩu đang lâm cảnh bế tắc, thì việc nâng cao năng suất, chất lượng vùng nguyên liệu tại chỗ là giải pháp cứu cánh.
Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu đang trải qua những biến động rất lớn do giá cả mặt hàng gỗ nguyên liệu tăng mạnh, tăng từ trên 35% đến hơn 50% chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, song ngành gỗ cũng đang gặp thách thức lớn về nguồn nguyên liệu.
42 khúc gỗ nghiến dạng thớt được một xe khách vận chuyển trái phép vừa bị cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang phát hiện, bắt giữ.
Trong 3 tháng đầu năm nay, khối lượng nhập khẩu mặt hàng gỗ nguyên liệu ước đạt 1,204 triệu m³, trị giá 453,4 triệu đô la Mỹ, giảm 33,6% về lượng và giảm 17,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ước tính, nhập khẩu gỗ nguyên liệu tháng 3 vừa qua đạt 415,3 ngàn m³, trị giá 155,8 triệu đô la, tăng 13,7% về lượng và tăng 15,2% về trị giá so với tháng 2-2022. So với tháng 3 năm ngoái thì nhập khẩu gỗ giảm 36,2% về lượng và giảm 21,7% về trị giá.
Lợi dụng chức vụ được giao, ông Ý nhận 35 triệu đồng của nhóm lâm tặc, làm ngơ để nhóm này vào rừng khai thác gỗ.
Các doanh nghiệp (DN) chế biến - xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ Việt Nam đang phải đối mặt với khó khăn và thách thức mới từ cuộc chiến Nga - Ukraine.
Nhiều bất trắc từ xung đột Nga - Ukraine cùng với việc phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập đang làm cho các lĩnh vực như gỗ, thép, thức ăn chăn nuôi rơi vào thế khó. Việc tự chủ, đa dạng nguồn cung nguyên liệu, lường trước các rủi ro giữa khủng hoảng là điều mà các DN cần làm trong lúc này.
Xung đột Nga-Ukraine gây nhiều tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu. Chỉ số giá tiêu dùng của các mặt hàng thiết yếu gia tăng nhanh chóng, các chuỗi cung ứng hàng hóa bị xáo trộn. Là nước có độ mở kinh tế cao và hội nhập sâu, Việt Nam cũng phải chịu hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng này.
Nếu cuộc chiến Nga – Ukraine kéo dài, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp các nước khác về nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã bị ngừng trệ đơn hàng, nguồn cung nguyên vật liệu, biện pháp thanh toán… từ cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh đồ gỗ bắt đầu chịu tác động từ ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine.
Hiện nay các doanh nghiệp gỗ vẫn đang cân nhắc và đánh giá nguy cơ rủi ro khi nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Nga để có giải pháp dự trữ nguyên liệu phù hợp.
Dù tỷ trọng gỗ nhập khẩu từ Nga về Việt Nam không cao nhưng đều là các sản phẩm đặc thù như bạch dương, sồi Nga phục vụ sản xuất các mặt hàng tủ bếp, tủ nhà tắm xuất khẩu theo yêu cầu của khách hàng.
Việc 120 tổ chức môi trường trên thế giới kêu gọi chính phủ các quốc gia cấm nhập khẩu gỗ từ Nga, khiến bức tranh cung gỗ nguyên liệu toàn cầu sẽ bị tác động nghiêm trọng. Ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam do thiếu nguyên liệu, đang phải nhập khẩu 5-6 triệu m3 gỗ quy tròn mỗi năm...
Hôm nay 21/2 Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Hồng Phương cho biết, sở đang triển khai đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp từ ngày 1/1 – 31/3/2022.
Qua kiểm tra xe cày độ chế chở củi, lực lượng công an phát hiện bên dưới lớp củi có 22 lóng gỗ xẻ (chưa xác định chủng loại) khối lượng quy tròn hơn 6m3.
Lợi dụng đêm tối, hai đối tượng đã dùng củi chất lên trên xe độ chế 'ngụy trang' để vận chuyển hàng chục lóng gỗ lậu, thì bị lực lượng Công an tỉnh Đắk Lắk bắt quả tang.
Ngày 9-1, thông tin từ Viện KSND Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã ban hành cáo trạng truy tố 40 bị can liên quan đến vụ phá rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, xảy ra năm 2020.
Giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2021 đạt khoảng 15,87 tỷ USD, một con số kỷ lục trong bối cảnh dịch bệnh. Song để phát triển bền vững, ngành gỗ đừng 'ngủ quên trên vòng nguyệt quế' mà cần giải quyết tốt bài toán về nguồn nguyên liệu, năng lực chế biến...