Sáng 21/02, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã về dự Lễ khai hội Lim và dâng hương tại chùa Hồng Ân, thị trấn Lim, huyện Tiên Du.
Sử liệu cho biết, mỗi khi có việc quan trọng, Trịnh Tùng đều cử thuộc cấp đến chùa tế, lễ, chẳng hạn như năm 1592, đến lễ ở chùa Thiên Xuân, huyện Thanh Oai (nay thuộc thôn Phùng Khoang, quận Hà Đông, Hà Nội); Năm Nhâm Tý (1612), đến lễ cầu an tại Huyền Thiên huyện Thọ Xương...
Miếu Phạm Xá hiện còn nhiều dấu tích từ thế kỉ XVIII và đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Miếu Phạm Xá hiện còn nhiều dấu tích từ thế kỉ XVIII và đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Nhà thờ tộc là nơi thờ cúng tổ tiên của một dòng họ, các vị tiền hiền có công khai khẩn đất đai và cũng là không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống mang nhiều giá trị to lớn về tinh thần. Ở Lý Sơn hiện có hơn 50 nhà thờ tộc, trong đó có 2 nhà thờ tiền hiền của làng, 13 nhà thờ tộc chi trưởng và hơn 35 nhà thờ tộc các chi phái.
Hàng năm, Tết cơm mới (còn gọi là lễ mừng cơm gạo mới) của người Mường tại xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ được tổ chức vào ngày 10/10 Âm lịch. Tết cơm mới là nét văn hóa đặc sắc được gìn giữ, lưu truyền lâu đời của bà con nơi đây.
Tết cơm mới của người Mường ở Phú Thọ diễn ra vào ngày 10/10 âm lịch hằng năm, có ý nghĩa kết thúc thu hoạch vụ mùa, tạ ơn trời đất tổ tiên, tạ ơn người khai phá, lập làng, xin phép ăn cơm gạo mới.
Ngày 3/11, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn tổ chức bảo tồn nghi lễ Tết cơm mới tại Đình Khoang. Tết cơm mới hay còn gọi là lễ mừng cơm gạo mới được tổ chức vào ngày 10/10 âm lịch.
Lăng vạn Tân Thạnh tọa lạc bên hữu ngạn vùng hạ lưu sông Trà Bồng, thuộc thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông (Bình Sơn). Nơi đây không chỉ gắn với tín ngưỡng dân gian của cư dân vùng biển, mà còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc.
Không biết có từ bao giờ, mỗi năm một lần, vào dịp tháng 12 âm lịch, các dòng họ vùng Kinh Bắc lại nô nức tổ chức ăn 'Chạp họ' với sự quây quần của con cháu xa gàn tạo nên một nét đẹp văn hóa làng xã thú vị.
Tín ngưỡng thờ phụng, tôn kính cá Ông của ngư dân miền biển Quảng Nam biểu hiện qua các nghi thức tiến hành chôn cất cá Ông, là sự thể hiện tình cảm của ngư dân đối với một hiện tượng thiên nhiên rất gắn bó với họ. Nghi thức chôn cất cá Ông không đơn thuần chỉ là sự thực hành tín ngưỡng mà còn thể hiện khát vọng an lành, hướng tới sự may mắn trong cuộc sống khi đương đầu nơi đầu sóng, ngọn gió, thể hiện tinh thần đoàn kết tương trợ trong hoạt động đánh bắt hải sản của cư dân sông nước ngày đêm đối đầu với thiên nhiên, sóng gió...
Trong lịch sử, Bắc Giang là miền đất sinh ra nhiều thái giám có đóng góp nổi bật trong việc bảo vệ cương thổ và xây dựng quê hương đất nước. Di sản của họ để lại cho hậu thế là những công trình kiến trúc, di sản tư liệu văn bia có giá trị đặc biệt.
Đền Thó (hay còn gọi là đền Nhật Tảo, ở xã Lương Tài, Văn Lâm, Hưng Yên) từ lâu đã trở thành 'đất lành' của bệnh nhân tâm thần. Lượng bệnh nhân được nhận vào luôn chỉ ở mức khoảng 40- 50 người/ngày.