Báo SGGP số ra ngày 25-10 có đăng bài 'Người dân ngóng chờ phà Bình Quới', phản ánh bến phà Bình Quới dừng hoạt động đã khiến hàng ngàn người dân không thể sang sông, cuộc sống bị đảo lộn. Sau khi báo đăng, UBND quận Bình Thạnh đã có văn bản phản hồi xung quanh những vấn đề báo nêu.
Phà Bình Quới ngừng hoạt động hơn 4 tháng ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân
Từ nhiều tháng qua, Bến phà Bình Quới (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã ngưng hoạt động khiến người dân ở đây đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc lưu thông. Người dân lo lắng, không biết bến phà Bình Quới này bao giờ hoạt động trở lại?
Ngày 14-11, UBND quận Bình Thạnh đã có văn bản gửi Trung tâm báo chí TP.HCM để cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động phà Bình Quới (phường 28, quận Bình Thạnh).
Bến đò Bình Quới giúp rút ngắn thời gian đi từ quận Bình Thạnh qua TP.Thủ Đức từ 25 phút xuống chỉ còn 5 phút. Thế nhưng, hơn 4 tháng nay, việc bến đò Bình Quới ngưng hoạt động đã ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Phà Bình Quới, quận Bình Thạnh, TP HCM ngừng hoạt động từ tháng 7-2024 đến nay
Công ty TNHH TMDV Vận tải Bến Đò Bình Quới vẫn chưa hoàn tất thủ tục hồ sơ pháp lý liên quan về phạm vi vùng đất sử dụng tại hai đầu bến như cam kết
Theo UBND quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh, nhu cầu sử dụng bến khách ngang sông Bình Quới là cần thiết nhằm rút ngắn quãng đường di chuyển của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, do vướng pháp lý về sử dụng đất hoạt động bến nên phà Bình Quới phải ngưng hoạt động.
UBND quận Bình Thạnh đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn nghiên cứu các quy định liên quan để tham mưu đề xuất hướng giải quyết trong tháng 10-2024.
Quận Bình Thạnh, TP HCM cho biết nhu cầu sử dụng bến khách ngang sông Bình Quới là cần thiết nhằm rút ngắn quãng đường di chuyển của người dân trên địa bàn
Người dân sống xung quanh khu vực phà Bình Quới đường Bình Quới, quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết phà đã ngưng hoạt động hơn 1 tháng nay.
Dù đã hoạt động 7 năm nhưng 4 bến đón trả khách của tuyến buýt đường sông Bạch Đằng – Linh Đông vẫn chưa xong các thủ tục giao thuê đất; chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính sử dụng đất, mặt nước; chưa thẩm định thiết kế xây dựng.
TPHCM hiện có 101 tuyến đường thủy với tổng chiều dài 913km, nên có nhiều thuận lợi để phát triển vận tải hành khách kết hợp với du lịch bằng đường thủy. Theo đó, cần nghiên cứu cơ chế và xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp để khai thác thế mạnh này.
Là người khởi xướng hình thành giao thông đường thủy từ năm 2010, đến nay, Nguyễn Kim Toản, CEO Công ty TNHH Thường Nhật đã phát triển nhiều tuyến du lịch trên sông Sài Gòn.
Năm 2015, UBND TP.HCM phê duyệt cho Công ty TNHH Thường Nhật đầu tư 2 tuyến buýt đường thủy với hình thức đối tác công - tư. Song tới giờ này, một tuyến chỉ mới xây được 5/9 bến, tuyến còn lại vẫn nằm trên giấy, nguy cơ đội vốn rất cao.
Sẽ là tối ưu nếu loại hình vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy theo mô hình xe buýt, hay còn gọi là buýt đường thủy, trên địa bàn TPHCM có sự kết hợp du lịch sông nước.