Ngày 7/10, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu tỉnh và kết nối trực tuyến đến điểm cầu các huyện, thành phố. Đồng chí Nguyễn Minh Khuyến – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ TN&MT), Mai Văn Thạch – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh chủ trì Hội nghị.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuy chưa phải là thế mạnh lớn trong nền kinh tế của Tân Uyên, song với sự quan tâm, tạo mọi điều kiện, hỗ trợ về mọi mặt của cấp ủy, chính quyền các cấp, lĩnh vực này đã và đang mang đến cho huyện nhiều cơ hội mới trong khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Bản Phiêng Áng, xã Nậm Cần (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu) nằm bình yên bên dòng Nậm Mu xanh biếc và những cánh đồng ruộng bậc thang đẹp ngất ngây. Nhưng sự bình yên ấy đã không còn khi nơi đây vừa xảy ra một vụ án mạng tàn độc. Nậm Mu văng vẳng đâu đây lời ru buồn da diết bởi cái chết của một người đàn bà trẻ.
Nằm cách thành phố Lai Châu hơn 30 km, cách thi trấn Tam Đường khoảng 9km, nằm lọt thỏm giữa bốn bề đồi núi là gần 40 cọn nước được làm từ những bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc Thái. Cọn nước Nà Khương đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bốn phương mỗi dịp tết đến xuân về.
Lễ hội Bun Vốc Nặm; Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu; Lễ hội Kin lẩu nó... là những lễ hội cầu mùa độc đáo ở Lai Châu.
Lễ hội Bun Vốc Nặm; Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu; Lễ hội Kin lẩu nó... là những lễ hội cầu mùa độc đáo ở Lai Châu.
Những ngày đầu tháng 9, hòa chung không khí ngày hội lớn của cả nước, huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) là một điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và ngoài nước với chuỗi hoạt động đón Tết Độc lập 2/9 trang trọng, đặc sắc. Mùa thu cũng là thời điểm lý tưởng để mọi người tìm đến những vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên nơi mảnh đất vùng cao này.
Tam Đường là địa phương sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú để phát triển du lịch với khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 20 - 22 độ C cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với núi non hùng vĩ và nét đẹp trong văn hóa truyền thống của 12 dân tộc cùng sinh sống… Chính điều đó, đã biến nơi đây trở thành điểm đến được yêu thích của du khách bốn phương, hãy cùng du lịch Lai Châu điểm tên 5 điểm check in không nên bỏ lỡ khi bạn đến với Tam Đường nhé!
Gần 30 cọn nước khổng lồ ở bản Nà Khương đã trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách khi đến với tỉnh Lai Châu.
Thủy điện Bản Chát (huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu) đi vào hoạt động tạo thêm nguồn lực để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, điện khí hóa đất nước và góp phần điều tiết nước trên sông Nậm Mu, điều tiết lũ và đảm bảo nước sinh hoạt, sản xuất vùng hạ du…
Nằm cách trung tâm huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) khoảng 30km, thuộc xã Pha Mu, bên lòng hồ Thủy điện Bản Chát, Vịnh Pá Khôm được ví như 'Vịnh Hạ Long' thu nhỏ của miền sơn cước Tây Bắc. Thời gian qua, Vịnh Pá Khôm đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách gần xa bởi vẻ đẹp hoang sơ, thiên nhiên hùng vĩ, độc đáo, thưởng thức những món ăn do chính bà con Nhân dân tự tay nuôi trồng và chế biến; thưởng thức những điệu múa, điệu xòe của các cô gái Mông, cô gái Thái nơi đây.
Tây Bắc, vùng đất nổi tiếng với nhiều món ăn ngon, lạ của nhiều dân tộc, nhưng nếu du khách chưa thưởng thức món của thiên nhiên ban tặng mang tên rêu mọc từ đá dưới suối thì là một thiệt thòi.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với phát triển du lịch hiện nay đang được xã Nậm Cần (huyện Tân Uyên) tích cực triển khai. Đây được xem là hướng đi mới trong phát triển kinh tế trên địa bàn xã. Đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của địa phương cũng như nâng cao trình độ dân trí, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Không đơn thuần chỉ là một công trình thủy lợi, chiếc cọn nước đã trở thành một biểu tượng, là bản sắc văn hóa độc đáo của người dân tộc Thái ở Lai Châu, là chứng nhân cho nền văn minh lúa nước.
Cọn nước khổng lồ của bản Nà Khương được làm từ những bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc Thái là địa điểm ấn tượng độc đáo không thể bỏ qua đối với du khách khi đến với tỉnh Lai Châu.
Nằm cách thành phố Lai Châu hơn 30 km, những cọn nước khổng lồ ở bản Nà Khương (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) ngày đêm quay đều miệt mài, êm ả như những chiếc bánh xe khổng lồ mang dòng nước mát lành về tưới cho những thửa ruộng lúa mơn mởn bên dòng sông Nậm Mu.
Chiều 12/6, Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi thăm Nhà máy Thủy điện Sơn La và Nhà máy Thủy điện Huội Quảng tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Nhằm ngăn ngừa, hạn chế các vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường thủy nội địa xảy ra, nhất là khi mùa mưa bão sắp tới, lực lượng cảnh sát giao thông - Công an tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; tăng cường tuần tra kiểm soát, kịp thời chấn chỉnh, nâng cao ý thức của chủ phương tiện cũng như người dân đối với việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Tạm gác lại tình cảm cá nhân với người thân, gia đình trong những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động Nhà máy thủy điện Bản Chát vẫn hăng say, tất bật với từng thao tác, con số, vận hành an toàn, hiệu quả các tổ máy. Góp phần đảm bảo dòng điện ổn định để Nhân dân vui xuân đón tết trọn vẹn.
Chưa bao giờ người dân ở những bản rất khó khăn về giao thông thuộc huyện Tân Uyên lại đón một mùa xuân trọn vẹn đến thế. Không còn những mối hiểm nguy rình rập; kéo dài khoảng cách do ngăn trở núi, sông. 16 cây cầu được đầu tư từ Dự án Ðầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương (gọi tắt là Dự án LRAMP) đã xóa mờ khoảng cách ở những bản xa.
Ngày xuân, chúng tôi có dịp gặp và tâm sự với một số bí thư chi bộ tổ dân phố, bản tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Dù sống, hoạt động trong hoàn cảnh nào thì các bí thư chi bộ vẫn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc,'gần dân, sát cơ sở', tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua ở địa phương.
Thực hiện theo phương châm 'Chi bộ nắm bản, đảng viên sát hộ', nhiều chi bộ của Đảng bộ xã Nậm Cần (huyện Tân Uyên) đã đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt, phát huy tốt vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Từ đó, giúp đảng viên nâng cao nhận thức, tiên phong gương mẫu đi đầu thực hiện nhiệm vụ, phong trào tại xã.
Nhiều năm qua, huyện Tân Uyên triển khai thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Nhờ đó, từng bước nâng cao đời sống cho Nhân dân trên địa bàn, góp phần giữ cho những cánh rừng của huyện thêm xanh.
Theo dòng Nậm Mu tại bản Chát, xã Mường Kim (Than Uyên, Lai Châu), du khách được trải nghiệm cảnh sắc mê hoặc của 'vịnh Hạ Long' thu nhỏ giữa lòng hồ thủy điện.
Theo dòng Nậm Mu tại bản Chát, xã Mường Kim (Than Uyên, Lai Châu), du khách được trải nghiệm cảnh sắc mê hoặc của 'Vịnh Hạ Long' thu nhỏ giữa lòng hồ thủy điện.
Năm 2020, tỉnh Lai Châu nhận được trên 472 tỷ đồng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho 441.104ha rừng. Tỉnh đang tiếp tục đôn đốc các cơ sở có sử dụng DVMTR thực hiện kê khai và kịp thời nộp tiền ủy thác theo quy định, xử lý nghiêm đối với các đơn vị chây ì, chậm nộp và có hành vi vi phạm hành chính trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
Đoạn đường ở bản Nà An (xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên) được đầu tư theo chương trình xây dựng nông thôn mới cách đây hơn 3 năm. Năm 2020, quá trình chở vật liệu xây dựng của doanh nghiệp thi công cây cầu bắc qua sông Nậm Mu đã ảnh hưởng lớn đến tuyến đường. Bà con dân bản tha thiết mong được các cấp quan tâm đầu tư nâng cấp, sửa chữa để bà con đi lại thuận tiện hơn.
Những năm gần đây, Công ty thủy điện Huội Quảng-Bản Chát đã ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong quản lý, bảo đảm an toàn hồ chứa, đập thủy điện Bản Chát. Từ đó, vận hành nhà máy an toàn, liên tục và hiệu quả trước mưa lũ; góp phần điều tiết lũ cho khu vực phía hạ lưu, cung cấp điện liên tục ổn định cho hệ thống điện lưới quốc gia.
Nhằm ứng phó với mùa mưa bão năm 2021 đang đến gần, Công ty Thủy điện Sơn La đã xây dựng và triển khai các phương án phòng, chống thiên tai cho 2 nhà máy thủy điện Sơn La và Lai Châu. Để thông tin rõ hơn về công tác này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Khánh Toàn – Phó Giám đốc công ty.
Thời gian qua, lòng hồ thủy điện Bản Chát đã và đang trở thành một điểm đến tham quan du lịch, thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh mỗi khi đến Than Uyên, Lai Châu.
Từ mốc sản lượng 10 tỷ kWh điện năm 2018, đến nay, Thủy điện Huội Quảng – Bản Chát không chỉ góp phần đảm bảo đủ điện cho sản xuất mà còn phát huy tối đa công suất các tổ máy trong việc điều tiết lũ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cho đến thời điểm này, những người dân nhường đất cho hai công trình thủy điện Huội Quảng, Bản Chát được xây dựng trên sông Nậm Mu, thuộc địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu và huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã yên tâm với nơi ở mới. Và chính quyền địa phương vẫn đang tiếp tục rà soát, nắm bắt, giải quyết những khó khăn cho đồng bào hậu tái định cư (TĐC).