Những 'bể bơi thiên nhiên' một thời

Hà Nội từng được gọi là thành phố của sông hồ. Bao quanh có sông Hồng, chảy qua nội đô có sông Thiên Phù, Tô Lịch, Kim Ngưu. Ngoài ra, còn có rất nhiều hồ ao.

Muốn 'hồi sinh' sông Tô Lịch không thể chỉ trông chờ vào nhà máy xử lý nước thải

Chuyên gia cho rằng nhà máy xử lý nước thải chỉ xử lý được nguồn gốc của sự ô nhiễm, muốn 'hồi sinh' các dòng sông, Hà Nội cần triển khai tổng thể nhiều giải pháp.

Đừng lãng quên các dòng chảy nghìn năm

Chúng ta đang mải mê phát triển đô thị, nhiều sông, ao, hồ đã bị lấp đi để nhường chỗ cho đường sá, nhà cửa, chung cư và cao ốc. Và rồi, chúng ta đang phải trả giá cho những điều đó. Hà Nội ám ảnh đến nỗi, cứ trời mưa to là phố hóa thành sông. Một vài năm trước, một doanh nghiệp trong nước khi sản xuất xe máy điện đã tích hợp cả tính năng xe có thể hoạt động được trong điều kiện đường ngập nước. Rồi, khi bàn giải pháp chống úng ngập, có ý tưởng đề xuất dùng lu đựng nước - nghe qua thì đúng là chuyện hài hước. Bao nhiêu sông hồ, toàn là bấy nhiêu 'túi chứa nước' tự nhiên, cân bằng sinh thái thì lần lượt lấp đi... Và nếu giữ được sông và hệ thống ao, hồ đầy đủ cho thành phố thì cần gì phải dùng lu đựng nước.

Những dòng chảy lịch sử Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Khởi nguồn những dòng sông nuôi dưỡng Thủ đô

'Nhị Hà quanh Bắc sang Đông/ Kim Ngưu Tô Lịch là sông bên này' - câu ca dao cổ ngắn gọn đã đúc kết địa thế của Hà Nội - 'Thành phố trong sông'. Hay nói đúng hơn là những con sông đã bồi lắng phù sa kết tạo nên thành phố hơn nghìn năm tuổi với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa. Đối chiếu với Bản đồ Hồng Đức năm 1490 hay là 'Hoài Đức phủ toàn đồ', tấm bản đồ đầu tiên được vẽ bằng công nghệ hiện đại năm 1831 mới thấy, những dòng sông và dòng chảy của nó là khởi nguồn để bồi đắp, lắng đọng cho Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội lịch sử, hình thành nên con người, cảnh quan và cả một không gian văn hóa cho Thủ đô hơn nghìn năm tuổi.

Để Hà Nội luôn là 'Thành phố trong sông'

An ninh Thủ đô có cuộc trao đổi với Tiến sĩ - Kiến trúc sư Lê Phước Anh, giảng viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội, để góp thêm tiếng nói phản biện xã hội, nhằm giữ gìn cho thế hệ hôm nay và mai sau những di sản vô cùng quý báu mà thiên nhiên ban tặng cho một Thủ đô văn hiến, để Hà Nội luôn là 'Thành phố trong sông'.

Ngôi làng cổ đặc biệt nào tại Hà Nội do đồng bào người Chăm xây dựng?

Người Chăm là cư dân của vương quốc Chăm Pa cũ. Họ sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền Trung Việt Nam. Tuy nhiên, ngay tại thủ đô Hà Nội, có một ngôi làng cổ gần 1.000 năm tuổi do chính người Chăm di cư tạo nên.

Nét mới trong chương trình Xuân Quê hương 2023

Nhân dịp đón năm mới Quý Mão 2023, Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND TP. Hà Nội và Đài truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình Xuân Quê hương 2023, trong đó có hoạt động Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì lễ dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long và nghi lễ thả cá chép truyền thống tại Hồ sen - dấu tích hồ cổ trong Hoàng thành Thăng Long vào đúng 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần.

Giữ lại dòng chảy lịch sử văn hóa các con sông định danh cho Hà Nội (1): Khởi nguồn những dòng sông nuôi dưỡng Thủ đô

Hiếm có nền văn minh lớn nào mà khi phát triển lại không dựa vào hình sông thế núi. Văn minh là những tiêu chí được định hình từ văn hóa. Mỗi nền văn hóa, tuy có khác biệt nhưng lại không phân chia cao thấp. Văn minh thì ngược lại có lớn, có nhỏ. Một quốc gia văn hiến, văn hóa lâu đời như người Việt, đương nhiên sẽ có một nền văn minh lớn với các đô thị đã có tuổi đời cả nghìn năm. Văn minh châu thổ sông Hồng với đỉnh cao là Thăng Long - Kẻ Chợ - Hà Nội không phải ngẫu nhiên hình thành một sớm một chiều mà được tích tụ, bồi đắp từ những tinh hoa của 'văn hóa nước'. Sông có vai trò khởi nguồn và nuôi dưỡng Thủ đô, việc này đã được lịch sử khẳng định, không cần phải bàn cãi.