CQĐT cho biết đã kết thúc điều tra giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan; đồng thời đề nghị truy tố 34 bị can về các tội danh 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới'.
Liên quan đến vụ Vạn Thịnh Phát, để đảm bảo thi hành án, tòa buộc các bị cáo nộp lại hàng nghìn tỷ đồng và nhiều bất động sản. Ở giai đoạn 2, CQĐT đang làm rõ hành vi phát hành 25 gói trái phiếu để chiếm đoạt tài sản.
Tại bản án sơ thẩm của TAND TPHCM tuyên về vụ sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan, ngoài mức án cho 86 bị cáo, HĐXX cũng nêu 8 kiến nghị để Cơ quan điều tra làm rõ trong quá trình điều tra vụ án ở giai đoạn 2, cũng như kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước.
Theo HĐXX, trong vụ án này, SCB thuê các công ty kiểm toán lớn nhưng kết quả không cho thấy điểm bất thường nào.
Trong quá trình điều tra, truy tố vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan, cơ quan tiến hành tố tụng đã thu giữ khá lớn vật chứng, cũng như áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác nhằm đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của các bị cáo liên quan trong vụ án.
Trong vòng 2 tháng, Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB và lái xe đã 3 lần chở thùng xốp chứa 5 triệu USD bên trong mang đến nhà riêng 'cảm ơn' bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Thanh tra, giám sát NHNN) vì đã giúp và hỗ trợ cho SCB trong quá trình thanh tra.
Để kiểm soát tình trạng tập đoàn sân sau, đặc biệt là tập đoàn BĐS sở hữu ngân hàng, cần phải thanh tra, giám sát thường xuyên và có chế tài kiểm soát chặt chẽ.